Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức sinh hoạt tập thể có nội dung giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 86 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức sinh hoạt tập thể có nội dung giáo dục

phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Qua sinh hoạt tập thể tại lớp hay tập trung theo khối lớp để giáo dục cho HS về phòng ngừa BLHĐ.

Giáo dục HS ý thức phòng ngừa BLHĐ sẽ tạo thuận lợi cho các em học tốt và rèn luyện tốt; đồng thời góp phần tạo môi trường giáo dục ổn định, lành mạnh, trật tự đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

- Các buổi chào cờ đầu tuần, HS tập trung theo khối lớp và đây là điều kiện thuận lợi để thực hiên giáo dục các em về công tác phòng ngừa BLHĐ. Thường các hoạt động này giao cho TPTĐ thực hiện nhưng có sự phối hợp của các tổ chuyên môn trong nhà trường. Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phân công cụ thể các bộ phận, cá nhân trong buổi ngoại khóa với nội dung phòng ngừa BLHĐ.

- Giáo dục BLHĐ cho HS thông qua các buổi tổ chức giao lưu với HS. Hình thức tổ chức có thể thông qua một số câu hỏi mà Ban tổ chức đã chuẩn bị trước; hoặc hướng dẫn HS thực hiện sân khấu hóa qua một tiểu phẩm tiêu biểu về tình huống tạo nên BLHĐ; hoặc kết hợp giữa hai hình thức này.

- Qua buổi hoạt động ngoại khóa nên giáo dục HS về một kỹ năng cần thiết để phòng ngừa BLHĐ như: Kỹ năng tự kiềm chế bản thân, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng, kỹ năng hòa giải, kỹ năng giao tiếp…

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Cần chuẩn bị chu đáo về kế hoạch, nội dung, hình thức để các phần của ngoại khóa được diễn ra ngắn gọn, súc tích, không kéo dài thời gian. Bởi vì, buổi ngoại khóa về phòng ngừa BLHĐ được lồng ghép vào tiết chào cờ đầu tuần do vậy không có nhiều thời gian, thường chỉ diễn ra trong vòng 45 phút.

- Câu hỏi tuyền truyền cho HS về BLHĐ, nội dung tiểu phẩm phải được kiểm duyệt trước khi trình diễn trước toàn thể giáo viên, học sinh. Có như vậy, để tránh những câu hỏi, hành vi, lời thoại có thể gây phản cảm và không đảm bảo tính giáo dục. Những câu hỏi phải phù hợp với nhận thức của lứa tuổi học sinh, nội dung tiểu phẩm cũng như hình thức thể hiện nên vui nhộn, pha ít hài hước.

- Nên tạo điều kiện, khuyến khích HS nêu thắc mắc, nêu một số tình huống thường gặp có thể gây nên BLHĐ, qua đó, nhà trường giúp các em giải quyết hợp lý, hợp tình. Vì thế nên có Ban cố vấn, gồm một số GV nhiều kinh nghiệm và uy tín để hỗ trợ buổi ngoại khóa.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)