8. Cấu trúc của luận văn
2.4.4. Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học
đường ở trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
Quản lý phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS, giáo viên là chủ thể có vai trò trực tiếp đến chất lượng giáo dục cũng như sự thành công của việc thực hiện các phương pháp giáo dục. Vì thế, trọng tâm của giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh là quản lý phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động của GV, của Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Để hiểu rõ hơn thực trạng quản lý phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ, tác giả tiến hành lấy ý kiến đội ngũ GV, CBQL và
TPT Đội các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, kết quả đạt được như sau:
Bảng 2.12. Đánh giá của đội ngũ CBQL, TPT Đội và GV về quản lý phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Tb Yếu Kém 1
Phương pháp nghiên cứu tình huống: Là tổ chức cho người học một mẫu chuyện, mô tả một tình huống có thật trong cuộc sống hằng ngày
5 7 34 24 0 2.90 1
2
Phương pháp thảo luận nhóm: Là tổ chức cho học sinh tham gia thảo luận, bàn bạc trong từng nhóm
2 7 36 25 0 2.80 2
3
Phương pháp trò chơi: Là cách thức tổ chức cho người học tiến hành một trò chơi nào đó để tìm hiểu một vấn đề nào đó hoặc bày tỏ thái độ hay hành vi, việc làm phù hợp trong một tình huống cụ thể
0 2 39 29 0 2.61 3
4
Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, làm thử một tình huống giả định nào đó
0 1 38 31 0 2.57 4
Qua kết quả khảo sát bảng 2.12 đánh giá của đội ngũ CBQL, TPT Đội và GV về quản lý phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau cho thấy điểm trung bình đạt từ 2.57 đến 2.90 đạt mức độ trung bình, trong đó:
- Nội dung được đánh giá nhiều nhất là “Phương pháp nghiên cứu tình huống: Là tổ chức cho người học một mẫu chuyện, mô tả một tình huống có thật trong cuộc sống hằng ngày”, đạt điểm trung bình 2.90, đạt mức độ trung bình;
- Nội dung được đánh giá nhiều thứ 2 là “Phương pháp thảo luận nhóm: Là tổ chức cho học sinh tham gia thảo luận, bàn bạc trong từng nhóm”, đạt điểm trung bình 2.80, đạt mức độ trung bình;
- Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, làm thử một tình huống giả định nào đó.”, đạt điểm trung bình 2.57, đạt mức độ trung bình.
Theo biên bản phỏng vấn thầy Cao Thanh T, là Phó hiệu trưởng một trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, khi hỏi về vấn đề quản lý phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ, được thầy trả lời như sau: “Phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHD trong các trường học là vô cùng quan trọng, nhằm định hướng các nội dung giáo dục phù hợp với từng phương pháp, từng lực lượng giáo dục cụ thể,...Tuy nhiên, việc mở rộng thêm các phương pháp giáo dục này chưa thực hiện thường xuyên, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong học sinh”.
Như vậy, qua kết quả khảo sát về quản lý phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau và kết hợp với phỏng vấn thì việc quản lý phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ chưa thực hiện tốt. Do vậy, BGH mà cụ thể là Hiệu trưởng cần có biện pháp đa dạng hóa các phương pháp giáo dục. Đó là có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục nắm bắt được nhiều phương pháp mới, phương pháp hay có thể vận dụng tốt cho hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các nhà trường.