8. Cấu trúc của luận văn
1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo
lực học đường ở trường trung học cơ sở
Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THCS, đóng vai trò rất quan trọng nhằm, bổ sung rà soát kết hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và kể cả các hoạt động phối hợp từ đó điều chỉnh bổ sung hoàn chỉnh cho hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHD ở trường THCS, công tác quản lý này bao gồm:
- Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện giáo dục phòng ngừa BLHĐ về xây dựng và thực hiện các loại kế hoạch và các nhiệm vụ được giao của lực lượng dưới quyền.
- Kiểm tra đánh giá hiệu quả của từng hoạt động cụ thể hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ để rút kinh nghiệm.
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS từ đó tổ chức tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng ở trƣờng trung học cơ sở
1.5.1. Những yếu tố khách quan
- Môi trường giáo dục mà học sinh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan là: Môi trường gia đình là nơi con người sinh ra và trưởng thành. Gia đình có ảnh hưởng lớn đến quá trình trưởng thành của một cá nhân. Bởi vậy, bạo lực học đường và những ảnh hưởng gia đình có quan hệ mật thiết với nhau, những ảnh hưởng từ phía gia đình góp phần hình thành hành vi bạo lực học đường được thể hiện ở một số yếu tố sau:
+ Sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình
Có những gia đình bố mẹ do quá bận nên đã thả lỏng con cái, không hỏi han và quan tâm đến con hay thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu của con, nuông chiều con, con muốn làm gì thì làm. Bố mẹ không hiểu được con cần gì hay làm gì, không kịp thời phát hiện, giáo dục cũng như sửa những lỗi sai cho con. Về phía con cái, do không kịp thời nhận được sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục hay nhận được sự chiều chuộng quá mức của gia đình, con kết thân với những bạn bè xấu, bị ảnh hưởng xấu từ bạn bè, đi từ sai lầm nhỏ đến sai lầm lớn, và có những hành vi không tốt.
+ Môi trường gia đình
Môi trường gia đình có ảnh hưởng tốt hay xấu đến nhân cách của mỗi cá nhân con người. Thông thường, môi trường gia đình tốt tỷ lệ thuận với những nhân cách mà
xã hội yêu cầu, và ngược lại, môi trường gia đình không tốt hình thành nên những nhân cách đi ngược lại với yêu cầu của xã hội. Ví dụ, trong gia đình, bố mẹ hay mâu thuẫn, xảy ra cái lộn, thậm chí xảy ra bạo lực gia đình,… Sống trong một gia đình như vậy dễ hình thành ở các em những tính nết lì lợm, ương bướng, bạo hành.
- Ảnh hưởng từ môi trường xã hội: Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...). Hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực thì nó cũng mang nhiều ảnh hưởng xấu. Các trò chơi trên mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau, giết người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông các hình ảnh bạo lực xuất hiện quá nhiều, các bộ phim hành động kinh dị, xã hội đen đua nhau trình chiếu trên tivi, internet, hoặc phát tán qua đĩa. Các game hành động như Half-life, stracraft, võ lâm, cao bồi không gian... với các pha chém giết, chuyện đấu đá băng nhóm bang hội, thu hút số lượng đông các bạn trẻ, không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực tới đầu óc của các em, khi mà gần như ngày nào cũng tiếp xúc với chúng. Tuổi trẻ có xu hướng bắt trước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu.
- Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cơ sở vật chất là một trong những điều kiện quan trọng và cần thiết để phục vụ cho công tác hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, do điều kiện eo hẹp về tài chính nên nguồn lực của nhà trường chủ yếu tập trung cho vấn đề phục vụ chuyên môn nhà trường. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ít có nhà trường nào có sự quan tâm đúng mức, có chăng thì cũng một vài hình ảnh cắt dán mang tính chất tuyên truyền là chính.
1.5.2. Những yếu tố chủ quan
- Những yếu tố thuộc về chính bản thân học sinh - các thầy cô.
Lứa tuổi từ 11 đến 14 có sự phát triển nhanh chóng về thể chất lẫn tinh thần, được đánh giá là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang làm người lớn và bắt đầu có những cảm giác tò mò muốn tìm hiểu về bản thân mình và thế giới xung quanh. Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tâm lí, cảm xúc, tinh thần, hành vi của thanh thiếu niên. Lứa tuổi này, hệ thống thần kinh ở và trạng thái nhận thức chưa ổn định, tình cảm, ý chí có sự thay đổi. Điều này khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài. Khi đối mặt với những vấn đề như tình cảm, đạo đức, hành vi trong học tập, đời sống xã hội thì các em chưa phương pháp, cách đối mặt giải quyết chỉ giải quyết them cảm tính từ đó các em dễ dàng có cảm giác hài lòng với chính mình.
Khi gặp phải những ảnh hưởng không tốt, các em dễ rơi vào những hành động quá khích, ví dụ như có những học sinh thành tích học tập không tốt, gia đình bố mẹ cãi nhau, không bằng lòng với cuộc sống hằng ngày,… Khi đó các em sẽ tìm cách giải quyết các mẫu thuẫn trong mình bằng những hành vi chống đối, ngang bướng, bỏ học,
mê mẩn với những trò chơi điện tử hoặc thậm chí là thực hiện những hành vi bạo lực, để thể hiện cái “Tôi” của bản thân.
Do trẻ vị thành niên có sự phát triển không đồng bộ và không cân bằng về tâm sinh lí, cùng với những hạn chế về kiến thức xã hội, kỹ năng sống, do đó ở giai đoạn này trẻ vị thành niên dễ nảy sinh những hành vi bạo lực. Thời kì này là giai đoạn phát triển chuyển tiếp giữa tuổi nhi đồng lên tuổi trưởng thành, sự phát triển của nó là vô cùng phức tạp và mâu thuẫn, nó còn được gọi là “thời kì tiềm ẩn nhiều nguy cơ”. Sự phát triển không đồng đều giữa tâm sinh lí, dẫn đến nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đây chính là một trong những yếu tố trực tiếp dẫn đến hành vi bạo trong nhà trường của trẻ vị thành niên.
- Nhận thức của CBQL, giáo viên về vấn đề bạo lực học đường.
+ Nhận thức của CBQL: Nhà trường là môi trường học tập của các em HS, là môi trường tốt nhất để các em rèn luyện nhân cách đạo đức của mình, đồng thời cũng là nơi các em xây dựng những ước mơ tốt đẹp nhất để sau này bước vào đời. Tuy nhiên, trước thực trạng của các nhà trường hiện nay “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”, những tình trạng vi phạm đạo đức của HS, nhất là các hành vi BLHĐ cũng chưa được các CBQL quan tâm đúng mức. Thậm chí, có nhiều CBQL, vì thành tích của nhà trường, các hành vi BLHĐ đã có những biểu hiện bao che hoặc giấu diếm đối với lãnh đạo cấp trên hay dư luận xã hội. Chính thái độ nhận thức đó cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng BLHĐ.
+ Nhận thức và việc làm của giáo viên: Đa số các giáo viên đều cho rằng, nhiệm vụ chính của người giáo viên khi đến lớp là phải có đầy đủ giáo án, thực hiện đúng nội chương trình bộ môn mình phụ trách, truyền đạt đầy đủ kiến thức trong bài giảng cho các em, chấm, trả bài, vào điểm đúng quy định,.. còn các việc khác không… quan trọng. Sản phẩm của người giáo viên là có nhiều HS có học lực giỏi, đỗ nhiều trong các kỳ thi. Nếu HS có xảy ra đánh nhau thì cũng là những mâu thuẫn trẻ con, không đáng quan tâm. GV bộ môn dạy hết tiết cũng là hoàn thành nhiệm vụ. TPTĐ có phát hiện HS có hành vi BLHĐ thì trả về cho giáo viên chủ nhiệm. GV chủ nhiệm có HS có HS BLHĐ thì cũng bắt phạt trực nhật, viết bản kiểm, nặng hơn nữa thì báo với Ban giám hiệu, mời phụ huynh đến,… Nhận thức của GV về HS BLHĐ như vậy cũng không giải quyết được tận gốc tình trạng BLHĐ trong HS.
- Năng lực của nhà quản lý, năng lực giáo dục học sinh của giáo viên.
+ Năng lực của nhà quản lý: Nhìn nhận nguyên nhân học sinh có mâu thuẫn xảy ra đánh nhau thì mâu thuẫn đó có từ lâu chứ ít khi là hành động bột phát. Khi xảy ra vụ việc thì trách nhiệm thuộc về nhiều người chứ không riêng một cá nhân nào, trong đó có trách nhiệm thuộc về nhà quản lý. Nhà quản lý đã buông lỏng buông lỏng công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS, trong đó có công tác giáo dục nội dung phòng, chống BLHĐ, các hình thức tổ chức giáo dục phòng, chống BLHĐ, các tổ chức trong
và ngoài nhà trường tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ (Tổ tư vấn, Ban giám thị, Đội thiếu niên, các đoàn thể chính trị - xã hội,…).
+ Năng lực giáo dục học sinh của giáo viên: Giáo viên là người luôn theo sát tình hình học tập và đạo đức của các em và phát hiện ra những thay đổi, những mẫu thuẫn của trẻ. Tuy nhiên, khi phát hiện ra các HS BLHĐ của HS thì cũng thường thi hành những hình thức kỷ luật, một là quá nghiêm khắc hoặc là hời hợt, chiếu lệ thay vì tìm hiểu nguyên nhân, giảng giải nhỏ nhẹ, tìm hiểu tâm sự của các em. Các hình thức kỷ luật nếu không có sự khoan dung, tạo cơ hội cho các em sửa chữa khuyết điểm sẽ làm cho các em tự ti hơn hoặc sẽ là ngọn lửa châm mồi cho trẻ sớm trở thành những thành phần bất hảo của xã hội. Lúc đó, các em không còn thuộc tổ chức nào nữa, sẽ càng có những hành động sai trái, lôi kéo, dụ dỗ các trẻ khác trong trường. Hiệu ứng Domino sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực cho trẻ. Do đó, dù các em có mắc phải những sai phạm, nhà trường và giáo viên cũng cần thực hiện tốt việc giáo dục nhân cách, đào tạo kiến thức và kĩ năng sống cho trẻ chứ đừng khiến trẻ trở nên mất phương hướng và càng ngập sâu trong tội lỗi của mình.
Tiểu kết chƣơng 1
Bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự cho những người bị hại. Bạo lực trực tiếp, bạo lực gián tiếp, bạo lực về công nghệ… với nhiều hình thức như bạo lực tinh thần và bạo lực thể chất. Gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bị hại, làm tổn thương về tinh thần và thể chất. Bạo lực học đường ở cấp THCS là hiện tượng thường gặp phải ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nghèo chậm phát triển. Nạn bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng và mức độ khiến cho không ít các bậc phụ huynh mất ăn mất ngủ vì lo cho cái họ. Rồi bao gia đình đứng trước trình trạng tan vỡ hạnh phúc do con hư, thường xuyên đánh nhau gây gổ với bạn. Rồi thì “trẻ con mất lòng với người lớn” từ những xích mích của tẻ con mà các bậc phụ huynh phải to tiếng, mất tình làng nghĩa xóm.
Nhà trường vốn là môi trường an toàn nhưng giờ đây thì đã khác rất nhiều. Cảnh bạo lực diễn ra nhiều nơi, ngay trong lớp, trong giờ học, ngoài sân trường, nhà vệ sinh, trước cổng trường, đằng sau trường…Trước trình trạng đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập chung của toàn trường cũng như các hoạt động khác.
Qua việc nghiên cứu tiếp cận những khái niệm về bạo lực học đường và phòng chống bạo lực học đường kết hợp với những đặc điểm sinh lý của lứa tuổi THCS bên cạnh đó thông qua việc nghiên cứu tiếp cận với những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường.
Từ đó tác giả nghiên cứu tiếp cận cơ sở lý luận công tác tổ chức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường. Qua đó làm cơ sở khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU
2.1. Khái quát tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
2.1.1. Khái quát về huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
Huyện Đầm Dơi là một trong 09 đơn vị hành chính tỉnh Cà Mau. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 822,88km2, bằng 15,54% diện tích tỉnh Cà Mau. Dân số của huyện theo thống kê năm 2019 là 175,629 người, chiếm 14,95% về dân số so với toàn tỉnh.
Về đơn vị hành chính: Huyện Đầm Dơi được chia thành 15 xã và một thị trấn, đó là: Xã Tân Thuận, Tân Đức, Trần Phán, Tạ An Khương, Tạ An Khương Nam, Tạ An Khương Đông, Tân Duyệt, Quách Phẩm, Quách Phẩm Bắc, Tân Tiến Nguyễn Huân, Thanh Tùng, xã Ngọc Chánh, xã Tân Trung, xã Tân Dân và thị trấn Đầm Dơi. Trong đó: Xã Quách Phẩm Bắc được tách ra từ xã Quách Phẩm theo Nghị định số 42/1999/NĐ- CP ngày 25/6/1999 của Chính Phủ; xã Tạ An Khương Nam và Tạ An Khương Đông được tách ra từ xã Tạ An Khương theo Nghị định số 41/2000/NĐ-CP ngày 29/8/2000 của Chính Phủ.
Trên địa bàn huyện có lâm ngư trường Đầm Dơi thuộc địa phận các xã Nguyễn Huân, Tân Tiến, Tân Thuận. Huyện Đầm Dơi có chiều dài bờ biển là 22 km, có cửa biển Gành Hào, Hố Gùi, Giá Lồng Đèn...là tiền đề phát triển kinh tế biển.
Năm 2019, trong bối cảnh tình hình chung còn khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo của UBND tỉnh, hỗ trợ của các sở, Ban ngành tỉnh Cà Mau; chỉ đạo kiên quyết của Huyện ủy, giám sát của HĐND huyện, sự điều hành linh hoạt của UBND huyện cùng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn đảng, toàn dân đến đã đưa Đầm Dơi có những bước phát triển mới. Kinh tế của huyện Đầm Dơi tiếp tục tăng trưởng khá; kết cấu hạ tầng đã đầu tư xây dựng thêm nhiều công trình mới; môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi. Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt hơn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện; cải cách hành chính được đẩy mạnh, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn được tăng cường. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Kết quả thực hiện cụ thể trên từng lĩnh vực đã được UBND huyện báo cáo tại kỳ họp thứ Mười, HĐND huyện khóa XI nhiệm kỳ 2016 - 2021 diễn vào ngày 19 và 20/12/2019. Trong đó nổi bật là: Tình hình sản xuất phát triển, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 103% kế hoạch, đặc biệt là mô hình nuôi tôm siêu thâm canh phát triển và hiệu quả (toàn huyện có 953 ha, với 1.171 hộ nuôi). Thu ngân sách được 80,4 tỷ đồng, đạt 101,67% chỉ tiêu trên giao, chi ngân sách đảm bảo đúng theo dự