8. Cấu trúc của luận văn
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Cách xử lí: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê tần số và tính điểm trung bình. Cách tính điểm như sau:
- Rất quan trọng: 5 điểm - Khá quan trọng: 4 điểm - Quan trọng: 3 điểm - Ít quan trọng: 2 điểm - Không quan trọng: 1 điểm
Bảng 2.1. Ý nghĩa giá trị trung bình
Điểm trung bình Ý nghĩa
1,00 - 1,80 Không quan trọng /Yếu 1,81 - 2,60 Ít quan trọng/Trung bình 2,61 - 3,40 Quan trọng/Khá 3,41 - 4,20 Khá quan trọng/ Khá tốt 4,21 - 5,00 Rất quan trọng/Rất tốt
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng ở trƣờng trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
2.3.1. Thực trạng xếp loại đạo đức của học sinh trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
Trong những năm gần đây, hoạt động giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho HS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau đã ngày càng được quan tâm và nhận được hiệu quả rõ rệt. Đại đa số HS trong nhà trường thực hiện tốt các nội quy của trường, của lớp; có ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức; có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường; tích cực phòng chống dịch Covid-19; tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Bên cạnh đó, nhà trường đã làm tốt việc GDĐĐ cho HS thông qua các môn học; đổi
mới công tác Đoàn, Đội, công tác chủ nhiệm lớp; thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, các hoạt động về nguồn, các hoạt động thiện nguyện nhằm góp phần bồi dưỡng cho HS những giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THCS huyện Đầm Dơi được thể hiện qua xếp loại hạnh kiểm của HS như sau:
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS các trường THCS huyện Đầm Dơi trong 4 năm học
Năm học Xếp loại hạnh kiểm (%)
Tốt Khá Trung bình Yếu
2016-2017 67,8 24,7 7,5 0
2017-2018 85,2 13,7 1,1 0
2018-2019 85,4 13,8 0,8 0
2019-2020 85,7 12,5 1,8 0
(Nguồn: Phòng GD & ĐT huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) Qua bảng số liệu bảng 2.2 ta thấy, số lượng HS xếp loại hạnh kiểm Tốt chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ HS đạt hạnh kiểm Tốt có chiều hướng tăng dần qua các năm học. Nếu như năm học 2016-2017, tỷ lệ HS đạt hạnh kiểm Tốt là: 67,8% thì đến năm học 2017-2018 tỷ lệ HS đạt hạnh kiểm Tốt là: 85,2%, tăng 17,4%; tỷ lệ HS đạt hạnh kiểm Tốt 2019-2020 có sự tăng lên đáng kể là: 85,7%, tăng 17,9% so với năm học 2016-2017. Bên cạnh đó, tỷ lệ HS có hạnh kiểm Khá và TB cũng giảm dần, nếu năm học 2016-2017, tỷ lệ này lần lượt là 24,7% và 7,5% thì đến năm học 2019-2020 chỉ còn 12,5% và 1,8%. Điều này phản ánh đúng thực tế đa số HS ở các trường THCS huyện Đầm Dơi thực hiện nghiêm túc những quy định nội quy, quy chế học tập và rèn luyện của nhà trường. Các em được học tập, rèn luyện, phấn đấu trong môi trường sư phạm lành mạnh, có sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Hấu hết HS có tinh thần tương thân tương ái, biết giúp đã, chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn; tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, văn hóa, văn nghệ, thể thao.
Tuy nhiên, số lượng HS có hạnh kiểm TB qua các năm vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định, cao nhất là năm học 2016-2017 với 7,5%. Tỷ lệ này năm 2017-2018 giảm nhiều chỉ còn 1,1%, năm 2018-2019 chỉ còn 0,8%; tuy nhiên, đến năm học 2019-2020 con số này lại có sự tăng trở lại là 1,8%. Như vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là nhà trường THCS và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau cần kịp thời xây dựng các biện pháp để hạn chế sự gia tăng số lượng HS vi phạm đạo đức, có hạnh kiểm trung bình.
2.3.2. Thực trạng về nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
Trong công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ việc xây dựng nội dung phòng, ngừa BLHĐ có vai trò hết sức quan trọng đây là tiền đề của quá trình giáo dục phòng, ngừa BLHĐ cho HS. Để biết được việc thực hiện nội dung phòng ngừa BLHĐ trong HS của
các nhà trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tiễn về tính thường xuyên thực hiện nội dung giáo dục phòng, ngừa BLHĐ ở giáo viên, CBQL, TPTĐ và học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Thu được kết quả sau:
Bảng 2.3. Đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý, Tổng phụ trách Đội các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau về mức độ thực hiện nội dung giáo dục phòng,
chống bạo lực học đường
STT Nội dung phòng ngừa bạo lực học đƣờng Mức độ ĐTB Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Ít thƣờng xuyên Đôi khi Không bao giờ 1 Nhận diện các hành vi bạo lực học đường: Hành vi, lời nói, cử chỉ, thái độ,...
3 36 26 5 0 3.53
2 Giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật 8 34 20 8 0 3.60
3 Giáo dục ý thức chấp hành
nội quy trường, lớp 0 30 31 9 0 3.30
4
Đấu tranh với các biểu hiện có hành vi bạo lực học đường
10 35 21 4 0 3.73
5
Các mâu thuẫn giữa các học sinh lẫn nhau không giải quyết được nhờ bạn bè, thầy cô giải quyết
13 32 18 7 0 3.73
6
Không mang đồ chơi có tính kích động bạo lực đến trường, lớp (súng, gươm,...)
0 38 29 3 0 3.50
7
Xây dựng trường học thân thiện, bạn bè tương thân tương ái giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển
5 31 24 10 0 3.44
8
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo nhà trường, TPTĐ, giáo viên chủ nhiệm, đội cờ đỏ
Bảng 2.4. Đánh giá của học sinh các trường THCS huyện Đầm Dơi về mức độ thực hiện nội dung giáo dục phòng, ngừa bạo lực học đường
STT Nội dung phòng ngừa
bạo lực học đƣờng Mức độ ĐTB Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Ít thƣờng xuyên Đôi khi Không bao giờ 1 Nhận diện các hành vi bạo lực học đường: Hành vi, lời nói, cử chỉ, thái độ,...
0 5 215 64 16 2.70
2 Giáo dục ý thức chấp
hành pháp luật 0 22 220 58 0 2.88
3 Giáo dục ý thức chấp
hành nội quy trường, lớp 0 7 225 68 0 2.80
4
Đấu tranh với các biểu hiện có hành vi bạo lực học đường
0 3 232 65 0 2.79
5
Các mâu thuẫn giữa các học sinh lẫn nhau không giải quyết được nhờ bạn bè, thầy cô giải quyết
0 7 210 83 0 2.75
6
Không mang đồ chơi có tính kích động bạo lực đến trường, lớp (súng, gươm,...)
0 8 214 78 0 2.77
7
Xây dựng trường học thân thiện, bạn bè tương thân tương ái giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển
0 10 225 65 0 2.82
8
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo nhà trường, TPTĐ, giáo viên chủ nhiệm, đội cờ đỏ
0 11 213 76 0 2.78
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.3. Đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý, Tổng phụ trách Đội các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau về mức độ thực hiện nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và bảng 2.4. Đánh giá của học sinh các trường THCS huyện Đầm Dơi về mức độ thực hiện nội dung giáo dục phòng, ngừa bạo lực
học đường, cho thấy nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ của các nhà trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau đã được thực hiện tương đối đầy đủ và thực hiện ở mức độ nhất định.
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy, nhà trường và thầy cô giáo của các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi luôn chú trọng đến việc giáo dục HS ý thức chấp hành pháp luật; nội quy trường, lớp (với điểm trung bình ở 8 tiêu chí từ 3.30 đến 3.73 đạt mức độ thường xuyên). Trong đó, nội dung giáo dục về đấu tranh với các biểu hiện có hành vi bạo lực học đường và các mâu thuẫn giữa các học sinh lẫn nhau không giải quyết được nhờ bạn bè, thầy cô giải quyết có điểm trung bình cao nhất là 3.73.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan của thực trạng tác giả tiến hành khảo sát nội dung này đối với học sinh các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Kết quả thu được ở bảng 2.4 cho thấy, với 8 tiêu chí khảo sát điểm trung bình chỉ đạt từ 2.70 đến 2.88. Với điểm trung bình này chỉ đạt mức độ ít thường xuyên. Như vậy, kết qủa khảo sát học sinh các trường THCS huyện Đầm Dơi về mức độ thực hiện nội dung giáo dục phòng, ngừa bạo lực học đường chưa tương đồng với kết quả khảo sát thu được đối với giáo viên, cán bộ quản lý, Tổng phụ trách Đội các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau về mức độ thực hiện nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường. Điều này cũng lý giải tại sao, những năm gần đây tình trạng HS có hành vi BLHĐ ngày càng gia tăng khi mà nhận thức của các em về hành vi BLHĐ hạn chế, công tác giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường, lớp, ý thức công dân chấp hành pháp luật Nhà nước các nhà trường lại còn hạn chế.
Từ kết quả khảo sát giáo viên, cán bộ quản lý, Tổng phụ trách Đội, học sinh về mức độ thực hiện nội dung giáo dục phòng, ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau cho thấy, lãnh đạo các trường THCS trên điạ bàn huyện Đầm Dơi đã có sự cố gắng nhất định trong việc thực hiện nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, đòi hỏi về nhận thức, về thông tin phòng ngừa BLHĐ mà học sinh mong muốn.
Do đó, muốn thực hiện tốt việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi, theo tác giả cần phải biết kết hợp nhiều nội dung giáo dục khác nhau để tạo nên những phong trào hoạt động sôi nổi ở mọi lúc, mọi nơi trong việc phòng, ngừa BLHĐ của học sinh. Bên cạnh việc lựa chọn nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với nhận thức của học sinh THCS, cán bộ giáo viên nhà trường phải biết mở rộng kết hợp với nhiều hình thức hoạt động khác nhau thì chắc chắn sẽ tác động tích cực đến nhận thức của học sinh và làm giảm tình trạng BLHĐ so với hiện nay.
2.3.3. Thực trạng về phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
Ngoài việc lựa chọn nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho phù hợp thì việc lựa chọn phương pháp để truyền đạt các nội dụng giáo dục phòng ngừa BLHĐ cũng có vài trò vô cùng quan trọng. Là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến kết quả giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Để tìm hiểu về thực trạng phương pháp giáo dục phòng, ngừa bạo lực học đường, tác giả đã tiến hành khảo sát 50 GV về mức độ sử dụng các phương pháp phòng ngừa BLHĐ trong các nhà trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, kết quả thu được cụ thể như sau:
Bảng 2.5. Đánh giá của GV về thực trạng mức độ sử dụng phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh
S TT Phƣơng pháp phòng ngừa bạo lực học đƣờng Mức độ ĐTB Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Ít thƣờng xuyên Đôi khi Không bao giờ 1
Giảng giải cho học sinh nhận thức những hành vi xử sự đúng sai khi xảy ra va chạm, mâu thuẫn, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em có cơ hội để sửa chữa khuyết điểm của mình
0 48 2 0 0 3.96
2
Đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh khi xảy ra mâu thuẫn
0 50 0 0 0 4.00
3
Kể những câu chuyện về các tình huống có mâu thuẫn trong cuộc sống để học sinh tự rút ra bài học cho mình 0 36 11 3 0 3.66 4 Nêu những gương tốt về hành vi phòng, ngừa bạo lực học đường. 0 35 15 0 0 3.70 5 Khen thưởng những tập thể, cá nhân có việc làm 0 50 0 0 0 4.00
S TT Phƣơng pháp phòng ngừa bạo lực học đƣờng Mức độ ĐTB Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Ít thƣờng xuyên Đôi khi Không bao giờ tốt về phòng, ngừa BLHĐ 6
Cho học sinh đóng vai trong các tình huống có mẫu thuẫn để học sinh tự giải quyết
0 31 15 4 0 3.54
7
Có những kỷ luật nghiêm khắc đối với những HS có các HS BLHĐ (phạt trực nhật, mời gia đình, tạm đình chỉ học tập,…)
0 50 0 0 0 4.00
Qua bảng 2.5 khảo sát thực trạng mức độ sử dụng phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ của GV cho ta thấy, tất cả GV đã có ý thức sử dụng các phương pháp cần thiết để phòng, ngừa BLHĐ qua 7 tiêu chí khảo sát với điểm trung bình từ 3.54 đến 4.0 đạt mức độ thường xuyên. Trong đó, các phương pháp GV thường xuyên sử dụng “Đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh khi xảy ra mâu thuẫn”, “Khen thưởng những tập thể, cá nhân có việc làm tốt về phòng, ngừa BLHĐ”, “Có những kỷ luật nghiêm khắc đối với những HS có các BLHĐ (phạt trực nhật, mời gia đình, tạm đình chỉ học tập,…)” với số điểm trung bình cao nhất là 4.0. Phương pháp phòng ngừa BLHĐ ít được GV sử dụng nhất trong 7 phương pháp trên là phương pháp “Cho học sinh đóng vai trong các tình huống có mẫu thuẫn để học sinh tự giải quyết” với điểm trung bình của mức độ thường xuyên thấp nhất là 3.54.
Từ số liệu khảo sát cho thấy, GV các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau đã biết chú trọng đến phương pháp phòng, ngừa BLHĐ có tính “nhân văn” hơn như “Giảng giải cho học sinh nhận thức những hành vi xử sự đúng sai khi xảy ra va chạm, mâu thuẫn, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em có cơ hội để sửa chữa khuyết điểm của mình”, “Đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh khi xảy ra mâu thuẫn”.
Nhà trường rất chú trọng đến công tác khen thưởng những tập thể và cá nhân GV, HS có việc làm tốt trong hoạt động phòng ngừa BLHĐ nhằm động viên GV, HS tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong nhà trường. Việc GV sử dụng các phương pháp này ở mức độ thường xuyên cũng cho thấy nhận thức của GV trong công tác tổ chức hoạt động phòng, ngừa BLHĐ trong các nhà
trường THCS.” Bên cạnh đó, đối với những HS có BLHĐ, nhà trường cũng rất nghiêm khắc, kiên quyết trong xử lý kỷ luật nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của nội quy trường lớp, kỷ cương của học đường, đã không bỏ qua bất kỳ một trường hợp vi phạm kỷ luật nào.
Trong công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ, nhà trường và GV cần tạo cho các em tự ý thức chủ động trong công tác phòng ngừa BLHĐ. Các em cần được tham gia sâu hơn, nhiều hơn vào quá trình giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Từ là đối tượng của quá trình giáo dục phòng ngừa BLHĐ các em trở thành chủ thể của quá trình đó. Nhà trường và GV cần cho HS đóng vai trong các tình huống có mâu thuẫn xảy ra trong thực tiễn để các em tự giải quyết.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan tác giả tiến hành khảo sát thêm về thực trạng phương pháp giáo dục phòng, ngừa BLHĐ; tác giả đã tiến hành khảo sát 300 HS về mức độ sử dụng các phương pháp phòng ngừa BLHĐ trong các nhà trường THCS