Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 90 - 122)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.4. Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Với mục đích kiểm nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 20 CBQL và 50 GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.

3.4.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

S TT Các biện pháp Tính cần thiết (n=70) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm TB Thứ bậc 1

Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

48 22 0 2.69 1

2

Biện pháp 2. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong các trường học

46 24 0 2.66 3

3

Biện pháp 3: Chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho đội ngũ giáo viên

47 21 2 2.64 4

4

Biện pháp 4: Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các tổ chức chính trị - đoàn thể trong tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường trên địa bàn

43 27 0 2.61 5

5

Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức sinh hoạt tập thể có nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

47 23 0 2.67 2

6 Biện pháp 6: Tăng cường giáo dục

Bảng 3.1 cho thấy các nội dung trong biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau trong bối cảnh hiện nay, được CBQL và GV đánh giá khá cao về mức độ cần thiết. Cụ thể như sau:

- Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường, đạt điểm trung bình khảo sát 2.69 xếp thứ 1, với biện pháp này được đội ngũ CBQL và GV đánh giá rất cần thiết. Thật vậy, hoạt động nhận thức vô cùng quan trọng đặc biệt là trong hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THCS. Một khi khác thể quản lý hiểu được mức độ tầm quan trọng trong hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS thì chủ thể quản lý rất thuận lợi trong công tác thực hiện các chức năng quản lý của mình nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

- Biện pháp 6: Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, với điểm trung bình khảo sát đạt 2.54 xếp thứ 6. Đây là biện pháp tương đối quan trọng nhằm mục đích giáo dục KNS cho HS THCS, nếu học sinh nhận thức được vấn đề thì hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh hiệu quả hơn. Như vậy, tuy xếp thứ 6, nhưng phần lớn ý kiến đánh giá rất cần thiết và cần thiết, thì biện pháp này cần thiết trong hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.

3.4.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

STT Các biện pháp Tính khả thi (n=70) Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm TB Thứ bậc 1

Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

43 27 0 2.61 1

2

Biện pháp 2. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong các trường học

42 28 0 2.60 2

3

Biện pháp 3: Chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho đội ngũ giáo viên

41 29 0 2.59 3

4 Biện pháp 4: Kết hợp chặt chẽ

STT Các biện pháp Tính khả thi (n=70) Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm TB Thứ bậc tổ chức chính trị - đoàn thể trong tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường trên địa bàn

5

Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức sinh hoạt tập thể có nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

42 26 2 2.57 4

6 Biện pháp 6: Tăng cường giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh 40 32 0 2.56 5

Bảng 3.2. cho thấy các nội dung trong biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau trong bối cảnh hiện nay, được CBQL và GV đánh giá khá cao về mức độ khả thi. Cụ thể như sau:

- Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường, đạt điểm trung bình khảo sát 2.61 xếp thứ 1 đạt rất khả thi, ở đây có sự phù hợp tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của biện pháp 1.

- Biện pháp 4: Tăng cường kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các tổ chức chính trị - đoàn thể trong tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường trên địa bàn, đạt điểm trung bình khảo sát 2.53 xếp thứ 6, ở biện pháp này cũng đạt mức độ khả thi.

Biểu đồ 3.2. Tương quan tính cần thiết và khả thi các biện pháp đề xuất

2,69 2,66 2,64 2,61 2,67 2,54 2,61 2,60 2,59 2,53 2,57 2,56 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6 Tính cần thiết Tính khả thi

Như vậy, thông qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau trong bối cảnh hiện nay, cho thấy tất cả 6 biện pháp điều rất cần thiết và khả thi.

Tiểu kết chƣơng 3

Để nâng cao chất lượng giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trước tiên bắt đầu từ việc cải thiện quản lý chất lượng giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường. Trên cở sơ phân tích các thực trạng của bạo lực học đường, giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, sáu biện pháp cơ bản được đề xuất để đề xuất nâng cao hiệu quả của quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.

Sáu biện pháp bao gồm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong các trường học; chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho đội ngũ giáo viên; tăng cường kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các tổ chức chính trị - đoàn thể trong tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường; tăng cường tổ chức sinh hoạt tập thể có nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh; tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Các biện pháp đưa ra đánh giá ở mức độ cần thiết và khả thi cao, bao gồm các giải pháp từ nhận thức đến hành động. Các biện pháp có tác động vào tất cả các đối tượng có liên quan: từ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong nhà trường đến gia đình và các lực lượng xã hội tại địa phương. Việc thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời các giải pháp có thể góp phần thay đổi đáng kể hoạt động quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường theo hướng tích cực, hiệu quả. Từ đó, tác động trực tiếp đến việc ngăn ngừa, giải quyết tình trạng gia tăng ngày càng phức tạp của các hành vi bạo lực học đường ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về cơ sở lý luận

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ quá trình giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng ở các trường THCS. Việc nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS đã định hướng và xác lập cơ sở khoa học, giúp tác giả nghiên cứu một cách có hệ thống về giải pháp quản lý trường học, quản lý giáo dục, từ đó giúp tác giả hệ thống được các nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

Muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ thì các nhà quản lý phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Phải tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội tạo thành mạng lưới giáo dục đạo đức học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, chỉ có như vậy công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS mới đạt kết quả mong muốn đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

1.2. Về cơ sở thực tiễn

Qua việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, tác giả nhận thấy: Bên cạnh những thành tựu đạt được do sự cố gắng của nhà trường, của gia đình HS, của các ban, ngành đoàn thể trong hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ vẫn còn những mặt hạn chế, tồn tại cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức; việc tổ chức chưa được tiến hành một cách khoa học. Quá trình thực hiện công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ vẫn rơi vào hình thức, chiếu lệ.

1.3. Về biện pháp đề xuất

Đề hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau có hệ thống biện pháp quản lý, phù hợp, mang tính đồng bộ và mang lại hiệu quả cao. Dựa trên cơ sở những nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý: Đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính hệ thống và đảm bảo tính thực tiễn, tác giả mạnh dạn đề xuất 06 biện pháp quản lý sau:

- Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ;

- Biện pháp 2: Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong các trường học;

- Biện pháp 3: Chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức HĐGD phòng ngừa BLHĐ cho đội ngũ giáo viên;

- Biện pháp 4: Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các tổ chức chính trị - đoàn thể trong tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa BLHĐ tại các trường;

- Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức sinh hoạt tập thể có nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh;

- Biện pháp 6: Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Mỗi một biện pháp giữ một vị trí và vai trò riêng trong quá trình thực hiện. Nhưng các biện pháp trên đều có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau, vì vậy các biện pháp cần phải được áp dụng một cách hợp lí để phát huy được hiệu quả cao nhất. Người Hiệu trưởng phải biết linh hoạt lựa chọn và vận dụng một cách sáng tạo các biện pháp quản lý cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi địa phương, mỗi nhà trường. Trên cơ sở những lí luận đã trình bày, tác giả đề tài đã vận dụng và nghiên cứu thực tiễn để đề xuất một số biện pháp phù hợp. Mặc dù chỉ là sự nghiên cứu và đề xuất mang tính chất chủ quan cá nhân nhưng tác giả của luận văn rất hi vọng những biện pháp đã nêu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau nói riêng và các trường có điều kiện tương tự.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau

- Cần đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, GVCN trong hè

- Chỉ đạo cho các Phòng Giáo dục tổ chức các buổi hội thảo chuyên sâu về chuyên đề “Giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh” với sự tham gia của cán bộ quản lý giáo dục, GV của các trường THCS trên địa bàn.

2.2. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đầm Dơi

- Chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng trường.

- Yêu cầu các trường THCS phải kịp thời báo cáo khi có hành vi BLHĐ xảy ra, không được bao che vì lý do làm ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường. Có hình thức xử lý nghiệm minh đối với những trường hợp bảo che hình vi BLHĐ, đặc biệt là xử lý người đứng đầu.

- Yêu cầu các trường THCS phải đưa nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ vào nhiệm vụ năm học và định kỳ phải có sơ kết, tổng kết và phải có báo cáo cụ thể bằng văn bản về Phòng Giáo dục.

- Hàng năm Phòng Giáo dục phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ của các nhà trường THCS mình quản lý, để có sự chấn chỉnh kịp thời những trường làm qua loa, chiếu lệ.

2.3. Đối với Ban Giám hiệu các nhà trường trung học cơ sở

- Ban Giám hiệu Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích GV học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, những kiến thức về kỹ năng sống để truyền đạt hiệu quả kỹ năng giải quyết tình huống thường ngày cho HS, góp phần làm giảm BLHĐ.

- Ban Giám hiệu Nhà trường cần tăng cường những hoạt động hỗ trợ học sinh với công tác tham vấn tâm lí, hòa giải, tháo gỡ những khúc mắc của lứa tuổi và những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập hay những vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ của các em.

- Ban Giám hiệu Nhà trường cần tổ chức chương trình tập huấn cho giáo viên, học sinh về kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột, giúp thao gỡ các khúc mắc, mẫu thuẫn của các em.

2.4. Đối với giáo viên các nhà trường trung học cơ sở

- Giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh để kết hợp giáo dục các em một cách thống nhất, có hiệu quả.

- Ngoài GVCN giáo viên bộ môn cũng cần có sự quan tâm sát sao hơn đến học sinh, nếu thấy xuất hiện những biểu hiện không bình thường về hành vi cần tìm hiểu rõ ràng sự việc để có biện pháp giải quyết kịp thời.

- Cán bộ giáo viên phải không ngừng tu dưỡng bản thân, rèn luyện đạo đức, hành vi trong sáng là tấm gương cho HS nôi theo

2.5. Đối với phụ huynh học sinh

- Các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan tâm đến con, tìm hiểu được các mối quan hệ xung quanh con cũng như việc sử dụng thời gian và việc tham gia các hoạt động xã hội.

- Các bậc phụ huynh cần giữ mối liên lạc thường xuyên với nhà trường để có sự gắn kết chặt chẽ cũng như nắm bắt thông tin, tình hình học tập, các mối quan hệ của con em mình từ đó có những định hướng đúng đắn phù hợp trong cách thức quản lí và giáo dục.

- Quan tâm đúng mực đến mối quan hệ của con cái để tránh tình trạng con em bị gây hấn.

- Phụ huynh phải là tấm gương để con nôi theo.

2.6. Đối với học sinh

- Học sinh phải có nhận thức đúng đắn về BLHĐ có vai trò quan trọng trong việc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 90 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)