Quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.5. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học

Trong nhà trường THPT hoạt động quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục HS bao gồm nhiều nội dung, trong đó quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho HS là một nội dung rất quan trọng vì hiệu quả thực hiện nội dung này tác động trực tiếp vào quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.

lĩnh vực phức tạp, khó khăn đòi hỏi người quản lý phải có năng lực quản lý vững vàng, toàn diện, khả năng vận dụng các biện pháp quản lý có tính sáng tạo, linh hoạt và đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường phải luôn là tấm gương sáng về đạo đức. Quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho HS về bản chất là quá trình tổ chức quản lý việc phối hợp giáo dục của nhiều thành viên cùng tham gia vào quá trình giáo dục học sinh, tạo ra sự thống nhất chung của các thành viên, nhằm huy động hợp lí nhất khả năng của các thành viên phù hợp với nội dung, kế hoạch, mục tiêu tổ chức hoạt động giáo dục đao đức của nhà trường.

Mục tiêu của quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho HS là làm cho quá trình giáo dục đó vận hành một cách có hiệu quả, đồng bộ, tạo ra bầu không khí thuận lợi và tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

Nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh. Ngoài ra nhà trường cần giúp đỡ cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con cái. Phụ huynh có trách nhiệm chủ động hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục con em mình, tránh tự đề ra những yêu cầu giáo dục đạo đức đi ngược lại mục tiêu giáo dục hoặc có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường.

Giáo dục của xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh THPT. Giáo dục xã hội bao gồm hoạt động giáo dục do các đoàn thể nhân dân tham gia như: Công an, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, cộng đồng dân cư,... tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động xã hội, tạo thành môi trường giáo dục rộng lớn giúp cho việc giáo dục toàn diện HS một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất. Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh THPT. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng, giữ vai trò chủ đạo trong quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho HS ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)