8. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, thực hiện đường lối, nhiệm vụ cách mạng của nước ta về tư tưởng, văn hoá, giáo dục do Đảng và nhà nước đã đề ra.
Coi trọng giáo dục thế giới quan chủ nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục đạo đức và lối sống có văn hoá, theo pháp luật thông qua toàn bộ nội dung học nội khoá cũng như ngoại khoá. Phải đảm bảo ý nghĩa chính trị - xã hội, tác dụng giáo dục tư tưởng và đạo đức của các loại hình hoạt động xã hội và các mối quan hệ mà học sinh tham gia, luôn chú trọng xây dựng cho học sinh những định hướng tư tưởng và động cơ đúng đắn để chủ động, tích cực tham gia các hoạt động, các mối quan hệ xã hội nhằm tự giác rèn luyện bản thân theo mục đích giáo dục.
Phải tổ chức quản lý chặt chẽ công tác giáo dục trong và ngoài nhà trường, phải đảm bảo sự lãnh đạo của các tổ chức và phát huy vai trò Đoàn, Đội và các tập thể học sinh trong công tác giáo dục hướng đến mục tiêu chung.
Mọi tổ chức xã hội (nhà trường, gia đình hay đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ quan chức năng), tuy có khác nhau về tổ chức, hoạt động, nhưng đều phải có trách nhiệm thực hiện mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ được quy định trong luật GD năm 2019. Đó là: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.
Đảm bảo thống nhất hướng đến thực hiện mục tiêu giáo dục THPT: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học,
giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
GDĐĐ cho học sinh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, hướng đến đảm bảo chất lượng GD. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau cần hướng đến đạt được mục tiêu cuối cùng là thực hiện tốt mục tiêu giáo dục chung của GDPT: Hình thành cho học sinh phẩm chất đạo đức của công dân phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, chuẩn bị tốt cho các em bước vào cuộc sống tự lập trong tương lai. Điều đó đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, cán bộ, giáo viên, nhân viên phải quán triệt sâu sắc định hướng mục tiêu và đảm bảo nội dung GDĐĐ; tổ chức và điều hành các hoạt động giáo dục sao cho nâng cao được nhận thức của học sinh về các chuẩn mực đạo đức, bồi dưỡng niềm tin và tình cảm đạo đức cách mạng, giúp học sinh tự giác, tích cực học tập và rèn luyện. Khi kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cũng phải xuất phát từ mục tiêu chung, coi đó là một căn cứ để xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với đối tượng.
Các biện pháp quản lý GDĐĐ cần phải đáp ứng nhu cầu nâng cao khả năng giáo dục của cán bộ, giáo viên và nhu cầu tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh. Cán bộ, giáo viên phải hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về bản chất và đặc điểm của công tác GDĐĐ, cũng như mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức GDĐĐ, cách thức tiến hành kiểm tra kết quả rèn luyện của học sinh. Trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay, công tác GDĐĐ đang đặt ra những yêu cầu mới, thách thức mới, đòi hỏi phải từng bước hoàn thiện nội dung và đặc biệt là đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục cho thế hệ trẻ, đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện cho từng học sinh. Học sinh, gia đình học sinh cũng như toàn xã hội, đều mong muốn người học được thụ hưởng một môi trường giáo dục tốt để yên tâm học tập, rèn luyện, trưởng thành, đạt được những kỳ vọng của bản thân và gia đình, được thừa nhận và tôn trọng, được tham gia vào các hoạt động ở nhà trường, ngoài xã hội với tư cách là một thành viên tích cực, được thể hiện và tự khẳng định mình trước tập thể. Từ những phân tích ở trên cho thấy, các biện pháp quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT phải hướng vào việc đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của đội ngũ cán bộ, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và khả năng tự giáo dục của học sinh.
Các biện pháp cần phát huy được vai trò chủ động tích cực của cán bộ, giáo viên trong quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh, cần phát huy được tính tự giác tích cực của học sinh trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; lôi cuốn đội ngũ giáo viên vào quá trình xây dựng kế hoạch, ra quyết định, đề xuất giải pháp cải tiến, đổi mới, tạo điều kiện cho họ chủ động và phát huy sáng kiến trong công tác; khơi dậy nhu cầu tự
rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục của học sinh.