8. Cấu trúc của luận văn
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Để tổ chức phối hợp các hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau có hiệu quả, các biện pháp phải xác định rõ được mục tiêu của hoạt động đến việc thiết kế chương trình và kế hoạch tổ chức hoạt động.
Kết quả của việc xây dựng mối quan hệ phối hợp các lực lượng trong giáo dục là sản phẩm tổng hợp của tất cả các yếu tố; không có một lực lượng nào là duy nhất, không một phương pháp nào là tối ưu có thể đem lại hiệu quả giáo dục. Hiệu quả của giáo dục chính ở tính hợp lý khi sử dụng và kết hợp các phương pháp, huy động đồng bộ các lực lượng giáo dục. Các biện pháp đề xuất cần phát huy được tiềm năng của mọi cá nhân và lực lượng xã hội đóng góp vào sự phát triển giáo dục, cần tận dụng sức mạnh tổng hợp từ mọi nguồn lực, thu hút mọi người nhằm làm cho nhiệm vụ giáo dục học sinh trở thành mối quan tâm chung của toàn dân. Mỗi tổ chức có một đặc thù riêng, thế mạnh riêng, nhưng sự phối hợp sẽ đạt hiệu quả cao nếu tổ chức tốt.
Hiệu quả quản lý phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh được xét trên kết quả giáo dục đạt được theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh và các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Sản phẩm giáo dục chính là những học sinh tốt nghiệp THPT có đầy đủ phẩm chất, năng lực theo mục tiêu GDPT quy định trong Luật giáo dục.
3.2. Các biện pháp quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố