Đảm bảo các điều kiện, tăng cường nguồn lực cho hoạt động phối hợp

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 93 - 96)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Đảm bảo các điều kiện, tăng cường nguồn lực cho hoạt động phối hợp

các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.5.1. Ý nghĩa của biện pháp

Để nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh, các trường THPT phải đảm bảo các điều kiện cần thiết, quan tâm tăng cường nguồn lực cho công tác này. Điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp,

những điều kiện thiết yếu phục vụ học tập, sinh hoạt, rèn luyện của học sinh, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính đều là những thành tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dạy học, giáo dục nói chung và công tác phối hợp GDĐĐ cho học sinh nói riêng. Công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh chỉ đạt được hiệu quả cao khi các điều kiện và nguồn lực được đảm bảo và được sử dụng có hiệu quả.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Những nội dung sau đây hiệu trưởng cần quan tâm triển khai để đảm bảo các điều kiện, nguồn lực cho hoạt động phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh:

Thứ nhất, cần rà soát, đánh giá, xác định các điều kiện cần thiết cho công tác phối hợp các lực lượng giáo dục. Đó là điều kiện về đội ngũ, môi trường (bao gồm cả các định chế, quy định, quy chế về tổ chức quản lý các hoạt động và điều kiện làm việc của giáo viên chủ nhiệm lớp; môi trường học tập, rèn luyện của học sinh); điều kiện, nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính cần cho việc triển khai các hoạt động (Ví dụ, các phương tiện, phần mềm kết nối, liên lạc thường xuyên giữa nhà trường và gia đình hay nguồn tài chính để tổ chức các hoạt động phong trào, bao gồm cả những sinh hoạt tập thể, hội nghị, hội thảo liên quan đến lĩnh vực công tác này).

Thứ hai, cần xây dựng, hoàn thiện các quy định về đảm bảo điều kiện công tác phối hợp các lực lượng giáo dục làm cơ sở để triển khai có nề nếp hoạt động phối hợp giữa các bên liên quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực tế nhiều nhà trường chưa quan tâm đến việc này, vì thế công tác phối hợp không được thường xuyên, nhiều giáo viên gặp khó khăn khi thực hiện phối hợp, cán bộ địa phương và phụ huynh học sinh không ý thức đầy đủ về vai trò của mình, do vậy hiệu quả phối hợp rất hạn chế.

Thứ ba, cần xây dựng kế hoạch đảm bảo các điều kiện, nguồn lực cho hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục. Kế hoạch cần hoạch định rõ các nội dung sẽ thực hiện, mục tiêu cần đạt được, trách nhiệm của các bên tham gia, lịch trình và tiến trình các bước triển khai, kết quả mong đợi về việc cải thiện các điều kiện, nguồn lực.

Thứ tư, cần tổ chức phân công, chỉ đạo thực hiện việc bổ sung, trang bị, đảm bảo các điều kiện, nguồn lực cho công tác phối hợp. Mục tiêu, kế hoạch đảm bảo các điều kiện, tăng cường nguồn lực cho dù có hoạch định sát với tình hình thực tế và kỳ vọng của các bên liên quan cũng khó thực hiện được hiệu quả nếu thiếu sự phân công triển khai rõ ràng, hợp lý. Các nguồn lực thường không dễ dàng có được nếu thiếu sự quản lý, tổ chức điều hành linh hoạt của Ban lãnh đạo nhà trường.

Thứ năm, cần định kỳ rà soát tình hình thực hiện, đánh giá và khắc phục những hạn chế, tạo điều kiện nâng cao chất lượng các điều kiện và nguồn lực phục vụ công tác phối hợp. Bất kỳ bản kế hoạch nào, dù đã được hoạch định rõ ràng, cũng cần định kỳ đánh giá thực tế thực hiện để có tác động phù hợp và kịp thời điều chỉnh những bất

cập. Như vậy mới có thể đạt được kết quả khả quan trong triển khai. Đảm bảo các điều kiện, tăng cường nguồn lực cho hoạt động phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho HS trường THPT trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn hiện nay của thành phố Cà Mau là nhiệm vụ không dễ dàng, cần có sự sâu sát của lãnh đạo các nhà trường.

Thực tế ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau trong giai đoạn hiện nay CSVC, thiết bị phục vụ dạy học, giáo dục đã được quan tâm trang bị nhưng còn thiếu thốn, không đảm bảo để thực hiện những nội dung và hình thức đa dạng của hoạt động dạy học, giáo dục. Cho nên, chất lượng dạy học, giáo dục nói chung, chất lượng GDĐĐ cho học sinh và công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho HS nói riêng ở các trường THPT trên địa bàn chưa được như mong muốn. Để cải thiện hiện trạng, việc đầu tư xây dựng CSVC, thiết bị dạy học, giáo dục và tăng cường các điều kiện cho công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho HS cần được xem không chỉ là nhiệm vụ của người quản lý các nhà trường, mà còn là nhiệm vụ của tất cả các nhà giáo dục, sự chung tay của gia đình học sinh và toàn xã hội.

Để phát huy được tiềm năng của các lực lượng xã hội đóng góp về vật chất và tinh thần cho việc nâng cao chất lượng công tác GDĐĐ cho học sinh, Lãnh đạo các nhà trường cần chú trọng công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức tham gia phối hợp giáo dục thông qua kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. Đây là công việc rất quan trọng bởi chỉ khi các tổ chức xã hội, các gia đình có hiểu biết rõ ràng vai trò của họ trong giáo dục thì họ mới tự giác, tích cực tham gia vào giáo dục học sinh.

Để biện pháp này đạt hiệu quả cao nhà trường cần phát huy sức mạnh tổng hợp tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hội, thu hút mọi người cùng tham gia nhằm biến hoạt động giáo dục học sinh của nhà trường thành nhiệm vụ của toàn dân, cụ thể:

Các tổ chức chính trị xã hội như Tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có thể hỗ trợ nhà trường về điều kiện vật chất cũng như tinh thần, kinh nghiệm để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.

Các cơ quan nhà nước như UBND, Viện Kiểm sát, Toà án, quân đội, công an, cơ quan thông tin văn hoá... nhà trường đều có thể tranh thủ sự hỗ trợ về pháp lý, về vật chất cũng như tinh thần, sự lãnh đạo để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Nhà trường cần chủ động phối hợp để tổ chức đa dạng các hoạt động GDĐĐ cho học sinh, bao gồm cả các hoạt động xã hội và văn thể mỹ.

Các đơn vị kinh tế xã hội có điều kiện về cơ sở vật chất, nhà trường cần tranh thủ kêu gọi sự giúp đỡ của họ trong việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh để phát triển kỹ năng sống, tổ chức giáo dục lao động cũng như các hoạt động khác để GDĐĐ cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)