Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 70 - 71)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.1. Đánh giá chung

2.5.1.1. Mặt mạnh

Nhân dân Cà Mau có truyền thống hiếu học, vượt mọi khó khăn để chăm lo cho việc học tập của con em; nhận thức về công tác giáo dục của nhân dân đã được nâng lên trong những năm gần đây; phần lớn nhà giáo tận tụy với nghề.

Học sinh THPT tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau cần cù, chăm chỉ, có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống, có lối sống lành mạnh, ham học hỏi, có hoài bão, ước mơ cao đẹp. Nhiều học sinh đã nỗ lực, vượt khó, phấn đấu rèn luyện, không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực, trở thành những tấm gương toàn diện về đức, trí, thể, mĩ.

Thành phố Cà Mau luôn quan tâm và có chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời cho phát triển giáo dục. Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố đã từng bước điều chỉnh mục tiêu đổi mới quản lý, chỉ đạo phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH từng thời kỳ. Việc đa dạng hoá các loại hình giáo dục, đào tạo đã tạo cơ hội cho mọi người được học tập, nâng cao trình độ. Nhiều cá nhân, các tổ chức xã hội, các lực lượng vũ trang có nhiều hoạt động hỗ trợ phối hợp, trợ giúp tổ chức các hoạt động giáo dục.

Các trường THPT, tuy còn thiếu nhiều thiết bị dạy học, nhưng với tinh thần vượt khó đã vươn lên đạt được những thành tựu trong đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau những năm qua đã được ngành Giáo dục - Đào tạo và chính quyền địa phương quan tâm. Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV các trường và PHHS, cán bộ địa phương về công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các trường THPT đã chú trọng nhiều hơn đến việc quản lý lĩnh vực này; từ quản lý mục

tiêu phối hợp, quản lý nội dung, hình thức phối hợp đến quản lý các điều kiện phối hợp đều có những mặt nổi trội, được đánh giá cao trong triển khai, thực hiện.

2.5.1.2. Mặt hạn chế

Sự phối hợp còn bộc lộ những hạn chế, còn mang tính hình thức, nhất là sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội, hiệu quả mang lại nhiều khi còn thấp; các hình thức phối hợp giáo dục nhìn chung còn nghèo nàn, thiếu nhất quán, chưa đồng bộ; chưa xây dựng kế hoạch phối hợp thống nhất để thực hiện nên hiệu quả giáo dục cho học sinh chưa được như mong muốn; kiểm tra đánh giá không được tiến hành thường xuyên; chưa huy động được sự tham gia tích cực của các lực lượng xã hội.

Công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh của nhà trường chủ yếu được thực hiện bằng hình thức báo cáo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tại các cuộc họp và qua sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình nên hiệu quả còn hạn chế.

Kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội thường được các trường dự kiến đầu năm học, song do chưa có biện pháp điều hành, giám sát nên hiệu quả thực hiện chưa cao. Việc tư vấn, bồi dưỡng cho PHHS về tâm lý, giáo dục học và phương pháp giáo dục gia đình cũng chưa được quan tâm.

Công tác quản lý các điều kiện phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT chưa được triển khai bài bản theo kế hoạch hàng năm. Lãnh đạo trường thường chỉ giải quyết trực tiếp từng sự việc khi có vấn đề, yêu cầu nảy sinh. Nhà trường cũng chưa có các biện pháp thích hợp để cải thiện các điều kiện phối hợp.

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)