8. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Lập kế hoạch phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học
một năm học gây ảnh hưởng tới thời gian học tập của học sinh, việc đi lại không an toàn vì tình hình giao thông ngày nay rất phước tạp, ngược lại trong trường không có các hoạt động vui chơi giải trí cho các em thì không bảo đảm được giáo dục toàn diện. Nhà trường cần tổ chức đa dạng các hoạt động văn nghệ, văn hoá thường xuyên trong năm học, để trường đủ khả năng tham gia hội diễn các cấp. Phát hiện và bồi dưỡng các hạt nhân văn nghệ, các tài năng cho nhà trường. Chủ trì tổ chức cuộc thi, các chương trình với chủ đề giáo dục học sinh như: học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, uống nước nhớ nguồn; truyền thống anh bộ đội cụ Hồ, tự hào về truyền thống dân tộc, những mốc son lịch sử, thấp sáng ước mơ … Nhà trường tổ chức đa dạng các hoạt động thể thao, các hoạt động giáo dục tinh thần thượng võ, xây dựng phong trào rèn luyện thân thể, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và ma tuý.
Cơ quan y tế giúp nhà trường khám sức khỏe cho học sinh (các bệnh về mắt, răng, tai…) theo yêu cầu của phối hợp, giáo dục cho học sinh biết tự chăm sóc bản thân, tuyên truyền về giáo dục giới tính, cách chăm sóc sức khoẻ sinh sản giúp các em có sự nhìn nhận đúng và cách bảo vệ chính bản thân mình, nhất là các em đang trong độ tuổi trưởng thành. Từ những hiểu biết đó, các em có các hành vi ứng xử đúng mực với bạn khác giới và ngay chính bản thân.
Hiệu quả của sự phối hợp giữa xã hội và nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động phối hợp của nhà trường, sự hợp tác nhiệt tình, trách nhiệm, chia sẻ những khó khăn của nhà trường của các tổ chức trong xã hội. Hiệu quả của việc phối hợp sẽ nâng cao hơn nếu GVCN và nhà trường có được một mạng lưới cộng tác viên năng động và nhiệt tình tham gia tích cực các hoạt động phối hợp. Mạng lưới này bao gồm cán bộ của các tổ chức xã hội trên địa bàn, các nhà hoạt động chính trị - xã hội, cơ quan chức năng. Muốn có mạng lưới này hoạt động hiệu quả thì nhà trường, GVCN cần thông qua các đoàn thể xã hội và Ban đại diện cha mẹ học sinh để tìm ra những người có uy tín, tích cực, trách nhiệm qua đó vận động, đề nghị họ cùng cộng tác với nhà trường trong tổ chức các hoạt động phối hợp.
3.2.3. Lập kế hoạch phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh sinh
3.2.3.1. Ý nghĩa của biện pháp
Lập kế hoạch chương trình, nội dung công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THPT nhằm đảm bảo tính hệ thống và tính ổn định tương đối, tính hướng đích, của các hoạt động, tránh sự tùy tiện trong hoạt động. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho HS cần gắn liền với kế hoạch
quản lý chung của nhà trường được hội đồng nhà trường thông qua vào đầu năm học.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Phân tích thực trạng việc xây dựng kế hoạch phối hợp ở Chương 2 đã cho thấy rằng hầu hết các trường chưa xây dựng kế hoạch phối hợp một cách chu đáo và phù hợp, mà chỉ đề ra một số công việc sẽ thực hiện như: họp cha mẹ học sinh, thỉnh thoảng gởi thông báo, sổ liên lạc cho cha mẹ học sinh, mời chính quyền địa phương đến dự các buổi lễ trong năm học…, nên hiệu quả phối hợp chưa cao.
Kế hoạch phối hợp không được rườm rà, phải cụ thể, thực tế, khoa học, phải khả thi, thể hiện rõ các hoạt động cụ thể cần thực hiện qua từng giai đoạn phối hợp và phù hợp với đối tác cần phối hợp với nhà trường.
Lập kế hoạch cho quản lý là việc làm quan trọng nhất của quá trình quản lý. Kế hoạch cần xây dựng trên cơ sở phân tích thực trạng, định hướng giai đoạn tiếp theo, phân tích, đánh giá những khó khăn, thuận lợi, tiềm năng, khả năng sẵn có mà xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động, phương pháp thực hiện. Nội dung kế hoạch và các biện pháp triển khai cần phù hợp với thực tiễn.
Nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong công tác phối hợp, nên việc xây dựng kế hoạch để phối hợp thống nhất các lực lượng giáo dục là thuộc về nhà trường. Tổ chức thực hiện kế hoạch chính là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được kế hoạch hóa để đưa công việc đạt mục tiêu đã đề ra. Để kế hoạch triển khai đạt hiệu quả cao cần có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, sự bố trí công việc một cách khoa học, hợp lý giữa các lực lượng, để mọi người đều thấy hài lòng và hứng thú với nhiệm vụ được giao, tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của các lực lượng tham gia.
Từ kế hoạch chung, xác định rõ nội dung, hình thức giáo dục, các giải pháp mà các lực lượng cần tham gia. Phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng lực lượng, các bộ phận liên quan. Định rõ thời gian công việc phối hợp của từng lực lượng một cách hợp lý và đảm bảo khả năng thực hiện. Thống nhất về cách thức và trao đổi thông tin về cách kiểm tra, đánh giá. Thực hiện tốt, có hiệu quả công việc theo kế hoạch đã định. Kế hoạch phải được triển khai thực hiện một cách toàn diện, thường xuyên, liên tục và đồng bộ.
Giáo dục gia đình có thế mạnh và điều kiện để giáo dục cho các em thường xuyên nhất. Gia đình có vai trò quan trọng giáo dục những truyền thống, là nơi hình thành và nuôi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp theo truyền thống của gia đình.
Giáo dục nhà trường giúp truyền thụ cho các em kiến thức chung, nâng cao nhận thức chung, khoa học, cụ thể, có hệ thống về các quy tắc ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Thông qua chương trình giáo dục chính khoá hoặc ngoại khoá, bằng các phương pháp khoa học, nhà trường giúp học sinh lĩnh hội, hình thành và
củng cố những hành vi, thói quen đạo đức gắn với tri thức khoa học và văn hoá.
Khi bắt đầu năm học nhà trường cần triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học. Đây cũng là thời điểm cần thống nhất kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục cần xác định nhiệm vụ cho từng học kỳ, từng đợt phát động phong trào về học tập và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Ban Giám hiệu nhà trường cần có chủ trương rõ ràng cho từng năm học, triển khai việc xây dựng kế hoạch thực hiện phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục.
Khi bắt đầu năm học mới nhà trường lên kế hoạch chung và thông báo cho từng lực lượng giáo dục, nội dung kế hoạch cần được chi tiết hóa và được gửi đến các tổ chức trong nhà trường như Tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn Thanh niên để nghiên cứu, góp ý kiến bổ sung hoàn chỉnh. Sau đó cần thông qua kế hoạch tại cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm để đại diện cha mẹ học sinh góp ý kiến vào kế hoạch,
Nhà trường cần tranh thủ ý kiến góp ý của Thành ủy, UBND phường, lãnh đạo cấp trên, qua đó nhận được sự ủng hộ của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cấp trên quản lý trường trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
Xây dựng một kế hoạch chung và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, cụ thể hóa các công việc của nhà trường, các ngành liên quan và gia đình học sinh là cần thiết. Kế hoạch phải có tính khả thi, tính hiệu quả, tạo được sự đồng thuận cao, phải được sự nhất trí của các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện.
Để công tác kế hoạch tạo ra sự thống nhất mục tiêu, phương pháp, nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh thì:
Nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hội nghị liên tịch để quán triệt, bàn bạc việc chỉ đạo, triển khai các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh và trình bày kế hoạch tổng thể về công tác này.
Nhà trường cần tổ chức các hội nghị chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm, bàn phương thức tổ chức sao cho thiết thực, sát với thực tế của nhà trường, của địa phương và thực hiện việc tổ chức phối hợp sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong việc quan tâm tổ chức phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tổ chức kiểm tra đánh giá, khen thưởng, biểu dương, chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện nhằm tạo ra sự thống nhất trong việc tổ chức công tác phối hợp.
Sự phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh giữa nhà trường với gia đình và xã hội không chỉ thể hiện ở một giai đoạn cụ thể nhất định mà phải diễn ra liên tục, linh động, hòa quyện, đan xen, diễn ra trong toàn bộ quá trình hoạt động của lớp, của
trường, của địa phương; cần tạo điều kiện, động lực thúc đẩy quá trình giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.4. Tổ chức, chỉ đạo triển khai công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.4.1. Ý nghĩa của biện pháp
Gia đình và xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng GDĐĐ nói riêng cho học sinh, giúp các em hình thành và phát triển toàn diện nhân cách. Do đó việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội trong GDĐĐ cho học sinh là yêu cầu tất yếu, đó là trách nhiệm chung. Song trong mối quan hệ này luôn cần ý thức rõ vai trò chủ động triển khai từ phía nhà trường.
Để công tác phối hợp đạt hiệu quả cao, từng trường THPT trên địa bàn thành phố cần có bộ máy tổ chức hiệu quả và sự chỉ đạo triển khai sâu sát của lãnh đạo nhà trường. Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh là yêu cầu cần được lãnh đạo các trường quan tâm chỉ đạo khi triển khai các hoạt động phối hợp.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Nhà trường cần lựa chọn bố trí những thành viên có năng lực phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để làm công tác chủ nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong hội đồng nhà trường, kịp thời điều chỉnh, củng cố lực lượng phối hợp trong từng giai đoạn.
Thực tế chỉ ra rằng: Trong quá trình thực hiện công tác phối hợp cần phải có sự tham gia chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo nhà trường và sự quản lý chặt chẽ, sâu sát của cán bộ quản lý các cấp. Từng hoạt động phải cần được chỉ đạo và bố trí thời gian thích hợp để không làm ảnh hưởng, cản trở các hoạt động khác. Trực tiếp triển khai thực hiện sự phối hợp là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, song không có nghĩa là khoán gọn cho đội ngũ này, mà cần có sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo nhà trường.
Nội dung và hình thức hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình, xã hội rất đa dạng, vì vậy để đảm bảo cho công tác quản lý sự phối hợp, tổ chức thực hiện các hoạt động phối hợp mang lại hiệu quả cao, người hiệu trưởng cần chỉ đạo hoặc phân công thành viên Ban Giám hiệu trực tiếp chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, tổ chức tốt các hoạt động phối hợp.
Ngay từ đầu năm học, trên cơ sở kế hoạch đã đề ra, Lãnh đạo trường tiến hành phân công nhiệm vụ phối hợp cụ thể cho giáo viên thực hiện. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, cần thường xuyên theo dõi, có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nội dung và đảm bảo tính đa dạng của các hình thức hoạt động. Trên cơ sở kế hoạch phối hợp giữa
nhà trường với gia đình, địa phương đã thông qua từ đầu năm học, Lãnh đạo trường phân công trách nhiệm cho tổ chức đoàn thể và từng giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức hoạt động phối hợp phù hợp với đặc thù của từng năm học, từng khối lớp, phù hợp với điều kiện nhà trường, tình hình địa phương. Trong kế hoạch năm học của giáo viên chủ nhiệm, phải có nội dung thực hiện công tác phối hợp với cha mẹ học sinh.
Hàng ngày các bộ phận của nhà trường (quản nhiệm, Đoàn thanh niên cùng với giáo viên chủ nhiệm theo dõi tình hình học tập của từng học sinh trong lớp), kịp thời thông báo cho cha mẹ học sinh các trường hợp cần thiết qua zalo, email hoặc điện thoại trực tiếp để phụ huynh kịp thời phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh.
Hàng tuần có tổng kết lớp, tổng kết tuần qua tiết sinh hoạt dưới cờ. Hàng tháng, hiệu trưởng có cuộc hợp với tổ chủ nhiệm để nắm tình hình giáo dục học sinh và nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm thông báo qua sổ liên lạc (VN.eddu) cho cha mẹ học sinh biết về tình hình học tập và rèn luyện của con em họ. Mỗi học kỳ có cuộc họp toàn thể phụ huynh, nhằm sơ kết hoạt động phối hợp, rút kinh nghiệm các mặt chưa tốt và phát huy những mặt tích cực, động viên khen thưởng những giáo viên chủ nhiệm có hoạt động phối hợp tốt với gia đình, xã hội cùng với kết quả giáo dục học sinh tốt. Để thực hiện tốt các nội dung phối hợp cần phải có sự thống nhất cao từ Ban giám hiệu đến mọi thành viên trong nhà trường.
Ngoài ra các bộ phận khác trong nhà trường cũng góp phần không nhỏ vào việc tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động như: Đoàn thanh niên qua các phong trào phản ánh kịp thời những hoạt động của từng học sinh cho giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu làm cơ sở cho việc phối hợp giữa trường - gia đình được tốt hơn; bộ phận in ấn chuẩn bị các tài liệu, sách vở có liên quan đến nội dung sẽ triển khai cho cha mẹ học sinh; bộ phận thiết bị chuẩn bị phương tiện kỹ thuật cho việc phối hợp… Để thực hiện được những công việc này, đầu năm học hiệu trưởng cần giao trách nhiệm cho từng bộ phận trong nhà trường, đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch chủ động tổ chức và tham gia các hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh trong công tác của mình. Sức mạnh tổng hợp của các bộ phận trong nhà trường sẽ làm cho nội dung và hình thức phối hợp được phong phú, công tác phối hợp đạt được hiệu quả hơn.
Để cho hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình được chặt chẽ, thiết thực, thu hút phụ huynh học sinh tham gia, hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ chủ nhiệm tăng cường tổ chức các hình thức, nội dung phù hợp với cha mẹ học sinh như sau:
Tổ chức định kỳ, thiết thực các cuộc họp cha mẹ học sinh ở lớp, trường để nhà trường và gia đình trao đổi thông tin cần thiết cho sự phối hợp giúp nâng cao hiệu quả trong giáo dục học sinh.
thường xuyên phối hợp để tìm cách giải quyết những khó khăn.
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gởi thư, đi thăm gia đình học sinh hoặc điện thoại, đưa ra các biện pháp kết hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh.