8. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Nội dung, hình thức phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho
vai trò giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu giáo dục và đào tạo học sinh nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng thì cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cả ba môi trường giáo dục: NHÀ TRƯỜNG – GIA ĐÌNH – XÃ HỘI, trong đó nhà trường là nhân tố giữ vai trò chủ đạo.
* Nội dung phối hợp:
Nhà trường xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục hàng tuần, hàng tháng, hàng năm (giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, thể chất, nếp sống văn hóa, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…).
Phối hợp quản lý học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện; giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh; động viên khen thưởng học sinh có thành tích; giáo dục học sinh chậm tiến bộ.
Phối hợp xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ dạy và học; huy động mọi nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.
Phối hợp công tác đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường.
Gia đình học sinh có trách nhiệm chủ động, tích cực phối hợp cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể giáo dục con em; phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của con em mình gây ra theo quy định.
Cha mẹ học sinh có quyền: tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình phối hợp và phương pháp giáo dục học sinh của nhà trường; yêu cầu nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập và rèn luyện của con em mình; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em…
Chính quyền địa phương có quyền: yêu cầu nhà trường trên địa bàn thông báo định kỳ, hoặc đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đơn vị; yêu cầu nhà trường trên địa bàn phối hợp để triển khai, thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ có nội dung liên quan tới giáo dục cho học sinh…
Chính quyền địa phương yêu cầu các hộ gia đình cam kết thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nghĩa vụ đối với Nhà nước, địa phương, giáo dục con cái …; thành lập quỹ khuyến học động viên học sinh có thành tích học tập, rèn luyện tốt ở các bậc học; phối hợp với gia đình quản lý sinh hoạt, hoạt động học sinh trong dịp nghỉ hè (nhiệm vụ thường được giao cho tổ chức cơ sở đoàn xã, phường) …
* Các hình thức phối hợp:
Một là, ghi số liên lạc giữa nhà trường và gia đình. Hai là, họp phụ huynh học sinh định kỳ và đột xuất.
Ba là, giáo viên đến thăm gia đình học sinh để tìm hiểu và trao đổi những vấn đề liên quan đến học sinh.
Bốn là, nhà trường mời cha mẹ HS đến trường khi cần.
Năm là, kết hợp với Ban đại diện cha mẹ HS giáo dục học sinh.
Sáu là, trao đổi với cha mẹ HS qua E-mail, VNEdu, các trang mạng xã hội (zalo, facebook,…), websites của nhà trường hoặc trao đổi qua điện thoại.
Bảy là, trao đổi tìm hiểu học sinh qua chính quyền địa phương (khóm, ấp, …). Tám là, kết hợp với Đoàn thanh niên, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động thiện nguyện, tình nguyện, về nguồn, giao lưu văn nghệ, giao lưu hoạt động thể dục thể thao với thanh niên địa phương để giáo dục tinh thần tập thể, tính cộng đồng, lòng nhân ái cho học sinh.
Chín là, kết hợp với Đoàn thanh niên, chính quyền địa phương tổ chức tuyên dương học sinh có kết quả học tập tiến bộ vượt bậc, gương học sinh hiếu thảo, gương học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, tuyên dương học sinh có hạnh kiểm trung bình nhưng biết sửa đổi để đạt được hạnh kiểm tốt, …
1.4.3. Yêu cầu chung đối với công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông