Thực trạng quản lý các hình thức phối hợp các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 67 - 68)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý các hình thức phối hợp các lực lượng giáo dục

Các hình thức phối hợp có vai trò quan trọng đối với hiệu quả công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh. Để tìm hiểu về thực trạng quản lý các hình thức phối hợp các lực lượng trong công tác này ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, chúng tôi đã khảo sát ý kiến CBQL, GV các trường.

Kết quả thu được như sau (Bảng 2.12):

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý các hình thức phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh

TT Quản lý hình thức phối hợp Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt % Khá % TB % Yếu % 1 Xác định các hình thức phối hợp và trách nhiệm tham gia của các lực lượng giáo dục

69 35,2 29 14,8 98 50 0 0 2,85 3

2

Tổ chức trao đổi trong đội ngũ về chủ trương, kế hoạch triển khai các hình thức phối hợp

63 32,1 35 17,9 98 50 0 0 2,82 4

3

Tổ chức tư vấn, thu hút PHHS và các lực lượng giáo dục tham gia thực hiện các hình thức phối hợp

23 11,7 28 14,3 145 74 0 0 2,38 5

4

Chỉ đạo đội ngũ GVCN phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng giáo dục thực hiện hiệu quả các hình thức phối hợp 112 57,1 46 23,5 38 19,4 0 0 3,38 1 5 Tổ chức sơ kết, tổng kết, điều chỉnh các hình thức phối hợp để phù hợp hơn với tình hình thực tế. 89 45,4 36 18,4 71 36,2 0 0 3,09 2

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.12 cho thấy, đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý các hình thức phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau như sau:

dục thực hiện hiệu quả các hình thức phối hợp” được đánh giá về mức độ thực hiện với điểm trung bình 3,38, xếp thứ bậc 1;

- “Tổ chức sơ kết, tổng kết, điều chỉnh các hình thức phối hợp để phù hợp hơn với tình hình thực tế” được đánh giá về mức độ thực hiện với điểm trung bình 3,09, xếp thứ bậc 2;

- “Xác định các hình thức phối hợp và trách nhiệm tham gia của các lực lượng giáo dục” được đánh giá về mức độ thực hiện với điểm trung bình 2,85, xếp thứ bậc 3;

- “Tổ chức trao đổi trong đội ngũ về chủ trương, kế hoạch triển khai các hình thức phối hợp” được đánh giá mức độ thực hiện với điểm trung bình 2,82, xếp thứ 4;

- “Tổ chức tư vấn, thu hút PHHS và các lực lượng giáo dục tham gia thực hiện các hình thức phối hợp” được đánh giá về mức độ thực hiện với điểm trung bình là 2,38, xếp thứ bậc thấp nhất.

Kết quả khảo sát cho thấy, việc thực hiện công tác quản lý các hình thức phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh được đánh giá cao nhất ở nội dung “Chỉ đạo đội ngũ GVCN phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng giáo dục thực hiện hiệu quả các hình thức phối hợp”. Qua trao đổi trực tiếp, một số CBQL, GV cho rằng đây là vấn đề thường được trao đổi trong các cuộc họp bàn về GDĐĐ cho học sinh.

Các nội dung còn lại (trao đổi, thống nhất chủ trương, kế hoạch triển khai; tổ chức tư vấn, thu hút các lực lượng giáo dục tham gia các hình thức phối hợp; chỉ đạo thực hiện các hình thức phối hợp và tổ chức sơ kết, tổng kết, điều chỉnh các hình thức phối hợp) chỉ được đánh giá thực hiện ở mức “trung bình khá” (ĐTB: 2,38 - 3,09).

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến trao đổi cho rằng các trường còn ít quan tâm đến việc đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức phối hợp. Cũng chưa có hội nghị trao đổi chính thức về vấn đề này hoặc báo cáo chuyên sâu về các hình thức phối hợp.

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)