Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động phối hợp nhằm

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 96 - 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động phối hợp nhằm

nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.6.1. Ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là công việc quan trọng thuộc trách nhiệm của chủ thể quản lý. Kiểm tra, đánh giá giúp nhà quản lý biết được mục tiêu, kế hoạch đề ra có đạt được hay không hoặc đạt được như thế nào, cũng như những nguyên nhân tạo nên tình hình đó, tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động, vận hành của một hệ thống. Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá thực tế triển khai hoạt động của tổ chức, nhà quản lý đưa ra quyết định điều chỉnh để hoạt động đạt được hiệu quả mong đợi. Công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT chỉ đạt được hiệu quả cao nếu có sự tham gia đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh giúp hiệu trưởng nhà trường biết được chính xác thông tin về tình hình thực tế, từ đó có chỉ đạo điều chỉnh để nâng cao chất lượng công tác này.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Qua phân tích thực trạng cho thấy, các trường thực hiện các hoạt động phối hợp trong GDĐĐ cho học sinh có phần hạn chế, việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động phối hợp chưa được quan tâm, nếu có thì chủ yếu nhằm vào kết quả thực hiện của giáo viên chủ nhiệm cuối năm học để đánh giá thi đua. Để nâng cao chất lượng công tác phối hợp, nhà trường cần xây dựng lộ trình các bước triển khai, trong đó cần quan tâm đúng mức đến việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động.

Cán bộ quản lý cần thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá ngay từ bước xây dựng kế hoạch, xem xét tình hình quan hệ phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội của giáo viên chủ nhiệm cho đến việc thực hiện từng nhiệm vụ phối hợp cụ thể và kết quả đạt được để kịp thời uốn nắn hoặc động viên, hỗ trợ.

Kiểm tra, đánh giá góp phần quan trọng đảm bảo sự thành công của kế hoạch, giúp phát hiện kịp thời những sai sót, hạn chế, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời những trở ngại, đồng thời là căn cứ, cơ sở quan trọng để rút kinh nghiệm, xây dựng cho kế hoạch tiếp theo, dự kiến và quyết định bước phát triển mới.

Kiểm tra, đánh giá cần dựa vào chuẩn. Xây dựng chuẩn nội dung kiểm tra đánh giá phải rõ ràng, cụ thể. Chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra, đánh giá tổ chức việc phối hợp trong GDĐĐ cho học sinh THPT là các tiêu chí, chỉ tiêu thực hiện, mục tiêu của kế hoạch phối hợp. Các mục tiêu cần được phát triển dưới dạng có thể đo lường được thông qua những số đo phản ánh sự thành công của kế hoạch.

Chuẩn, tiêu chí đánh giá đồng thời giúp việc triển khai thực hiện và cả việc khắc phục hạn chế (nếu có) được chu toàn. Những tiêu chuẩn, tiêu chí được xác lập

cũng giúp người thực hiện có thể tự kiểm tra, đánh giá công việc của mình. Công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT có nhiều đối tượng tham gia, cả các nhà giáo dục chuyên nghiệp và đa dạng các thành phần xã hội, sẽ khó đạt được hiệu quả cao nếu thiếu những tiêu chuẩn, tiêu chí để kiểm tra, đánh giá.

Cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá sao cho phải theo sát tiến trình thời gian trong năm học. Kiểm tra, đánh giá kịp thời, phù hợp với các giai đoạn kế hoạch sẽ giúp đo lường việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ đúng thời điểm, dựa theo các tiêu chuẩn ở các thời điểm khác nhau của quá trình kiểm tra, qua đó giúp người quản lý phát hiện những sai lệch hoặc dự đoán được những sai lệch so với tiêu chuẩn đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)