Thực trạng quản lý mục tiêu phối hợp các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 62 - 65)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu phối hợp các lực lượng giáo dục

Để quản lý hiệu quả công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh, các trường THPT cần xác định rõ các mục tiêu và có biện pháp tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu đề ra, điều hành, xử lý, điều chỉnh quá trình thực hiện.

Tìm hiểu về thực trạng quản lý mục tiêu phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, chúng tôi đã đưa ra bảng hỏi CBQL, GV các trường với yêu cầu đánh giá cụ thể về mức độ thực hiện từng mặt trong công tác quản lý các mục tiêu phối hợp. Kết quả thu được ở Bảng 2.10.

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý mục tiêu phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh

TT Quản lý mục tiêu phối hợp Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt % Khá % Trung bình % Yếu % 1 Xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện mục tiêu phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho HS

115 58,7 43 21,9 38 19,4 0 0 3,39 1

2

Duyệt kế hoạch, chương trình thực hiện mục tiêu phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh (tuần, tháng, học kỳ, năm)

96 49 45 23 55 28 0 0 3,20 2

3

Điều hành, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chương trình phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh 86 43,9 32 16,3 78 39,8 0 0 3,04 4 4 Đánh giá, xử lý các vấn đề phát sinh nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh

95 48,5 28 14,3 73 37,2 0 0 3,11 3

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy, đánh giá của CBQL, GV về thực trạng thực hiện các nội dung quản lý mục tiêu công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau như sau:

- “Xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện mục tiêu phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho HS” được đánh giá về mức độ thực hiện với điểm trung bình là 3,39, xếp thứ bậc 1;

- “Duyệt kế hoạch, chương trình thực hiện mục tiêu phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh (tuần, tháng, học kỳ, năm)” được đánh giá về mức độ thực hiện với điểm trung bình là 3,27, xếp thứ bậc 2;

- “Đánh giá, xử lý các vấn đề phát sinh nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh” được đánh giá về mức độ thực hiện với điểm trung bình là 3,11, xếp thứ bậc 3.

- “Điều hành, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chương trình phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh” được đánh giá về mức độ thực hiện với điểm trung bình là 2,98, xếp thứ bậc 4.

Như vậy, ngoại trừ nội dung “Xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện mục tiêu phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho HS” được đánh giá ở mức “thực hiện tốt”, các nội dung còn lại được đánh giá ở mức độ “thực hiện khá”.

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy công tác kế hoạch trong quản lý mục tiêu phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau đã được lãnh đạo các trường quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Song cũng có một số vấn đề liên quan cần quan tâm xem xét:

Qua trao đổi trực tiếp với CBQL, GV được biết, việc xây dựng kế hoạch các lĩnh vực hoạt động đã trở thành công việc quen thuộc trong các nhà trường. Do vậy, CBQL, GV thường xem đây là việc đã làm tốt. Tuy nhiên, các công đoạn triển khai tiếp theo có được làm tốt hay không, lại phụ thuộc trực tiếp trước hết ở công tác xây dựng kế hoạch. Xem trực tiếp các bản kế hoạch mà GV cho là đã trở thành “việc quen thuộc hàng năm” thì thấy kế hoạch thường chưa được hoạch định cụ thể, lộ trình thực hiện chưa rõ ràng. Đây là vấn đề cần được quan tâm đổi mới trong các nhà trường.

Việc phê duyệt kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội theo định kỳ thời gian (tuần, tháng, học kỳ, năm) được các đối tượng khảo sát đánh giá khá cao, nhưng một số GVCN chỉ ra rằng nội dung bản kế hoạch mới chỉ dừng ở mức độ dự kiến, thông qua sơ bộ để đăng tải trong cuốn sổ chủ nhiệm đầu năm học, chưa xác định chi tiết, cụ thể hàng năm. Kế hoạch do nhà trường ban hành, chưa có ý kiến phê duyệt chung của các bên tham gia. Do chưa có sự bàn bạc thống nhất, nên quá trình thực hiện còn “tùy nghi”, sự chuẩn bị, triển khai công tác phối hợp còn hạn chế. Khá phổ biến là GVCN lớp chỉ mời cha mẹ học sinh và đại diện chính quyền địa phương phối hợp khi có học sinh vi phạm nội qui nhà trường, có vấn đề chưa tốt trong học tập hoặc học sinh có nguy cơ bỏ học. Hoạt động phối hợp này chỉ “đột xuất” từ GV, không có sự phê duyệt trước của lãnh đạo nhà trường.

Công tác điều hành quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh chưa được triển khai bài bản, do vậy kết quả còn hạn chế. Các trường chưa có giải pháp xử lý các trường hợp thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Sự quan tâm đến kế hoạch t h ư ờng chỉ ở đầu năm học, chưa duy trì xuyên suốt cả năm. Hiệu trưởng nhà trường c ũ ng chưa đưa ra những hình thức xử lý các trường hợp thực hiện không đúng kế hoạch phối hợp như trừ điểm thi đua, áp dụng các hình thức phê bình, nhắc nhở các thành viên trong quá trình phối hợp.

Tóm lại, công tác quản lý mục tiêu phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường còn mang tính hình thức. Các trường thường chỉ đề cập đến vấn đề này ở đầu năm học, do vậy hiệu quả thực hiện chưa cao.

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)