Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 77 - 78)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Công tác giáo dục thế hệ trẻ phải phù hợp với đường lối xây dựng đất nước trong từng giai đoạn, phải dựa vào và tính đến đầy đủ những tác động và ảnh hưởng giáo dục của các quan hệ kinh tế, xã hội, của lý tưởng chính trị - đạo đức, thẩm mỹ, lối sống; phải từng bước gắn công tác giảng dạy - học tập trong nhà trường, công tác giáo dục học sinh với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta, hướng đến mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Phải làm cho học sinh quan tâm đến những sự kiện lớn trong đời sống, chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hoá - xã hội của đất nước, hiểu được những thành tựu, những khó khăn và những vấn đề cần giải quyết trong cả nước và trong địa phương mình, để thấu hiểu ý nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân.

Phải tổ chức lôi cuốn học sinh tuỳ theo lứa tuổi của từng cấp học, từng lớp học mà tham gia các phong trào kinh tế, văn hoá - xã hội góp phần vào việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Phải khắc phục những biểu hiện của lối giáo dục chỉ đóng khung trong lớp học, trong nhà trường,trong các mối quan hệ gia đình, tách rời công tác giáo dục của nhà trường với các phong trào chính trị - xã hội của nhân dân.

Mọi đề xuất khi đưa ra muốn đạt được kết quả tốt cần phải dựa trên những nền tảng, cơ sở vững chắc là những căn cứ khoa học, những biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giáo dục cho học sinh; đề xuất cần căn cứ vào những quy luật phát triển giáo dục, nghĩa là những biện pháp phải tuân thủ quy luật khách quan. Đó chính là:

CNH - HĐH, những đòi hỏi của địa phương.

Căn cứ vào kết quả dự báo về xu thế phát triển kinh tế văn hoá xã hội trên địa bàn cụ thể, tình hình của địa phương, tình hình trong nước, các nước trong khu vực.

Căn cứ vào thực trạng quản lý phối hợp giáo dục cho học sinh của địa phương (tỉnh, thành phố) và của đơn vị mình quản lý.

Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận, khi áp dụng vào một trường THPT cụ thể đều cần tính đến điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)