8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Mỗi biện pháp quản lý đều có vai trò nhất định, có những ưu điểm và hạn chế nhất định, và có những tác động khác nhau đến đối tượng quản lý. Không có biện pháp nào là siêu việt, là vạn năng. Các biện pháp quản lý có quan hệ hỗ trợ qua lại, bổ sung cho nhau trong cùng một hệ thống. Quản lý công tác phối hơp GDĐĐ cho học sinh THPT là công việc phức tạp, đa diện bởi đối tượng quản lý là những thanh, thiếu niên với đặc điểm về tâm sinh lý, giới tính, lứa tuổi, trình độ, nhân cách khác nhau, đang ở giai đoạn trưởng thành, chỉ một biện pháp riêng lẻ không thể đạt hiệu quả mong đợi.
Khi triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, cần chú ý đến việc phối hợp linh hoạt các nội dung biện pháp và mối quan hệ giữa các biện pháp. Áp dụng đồng bộ hệ thống biện pháp trong sự đa dạng năng động của nó để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho từng nhà trường trong từng giai đoạn là công việc cần sáng tạo.
Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp: “Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, PHHS và các tổ chức xã hội về tầm quan trọng của công tác phối hợpcác lực lượng trong GDĐĐ cho HS” có ý nghĩa tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác. Không có nhận thức sâu sắc, đúng đắn thì không thể hành động đúng đắn và đạt hiệu quả mong muốn. Để hành động đạt kết quả cao phải chú ý đến tính tự nguyện, tự giác, tự trách nhiệm, ý thức tham gia tích cực của chủ thể hành động.
Biện pháp “Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động phối hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho HS” là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo kiểm soát tình hình thực hiện hệ thống biện pháp.
Các biện pháp còn lại, mỗi biện pháp có vai trò, đặc trưng riêng, song đều cần thiết để thực hiện được mục tiêu hoạt động phối hợp trong GDĐĐ cho học sinh. Giữa các biện pháp có mối quan hệ qua lại, gắn kết biện chứng, tác động hỗ trợ lẫn nhau, góp phần đảm bảo việc thực hiện hiệu quả công tác GDĐĐ cho học sinh các trường.