Quản lý nội dung phối hợp các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 38 - 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Quản lý nội dung phối hợp các lực lượng giáo dục

Để quản lý hiệu quả nội dung phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho HS ở trường THPT, cần:

Một là, Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch và nội dung phối hợp.

Kế hoạch phải có những biện pháp cụ thể; cần đề ra những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm; yêu cầu, biện pháp phối hợp với các cá nhân, tổ chức xã hội xung quanh nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh.

GVCN xây dựng kế hoạch, nội dung phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh dựa vào kế hoạch chung của nhà trường, nhưng chi tiết hơn.

Hai là, Hiệu trưởng tổ chức bộ máy, phân công triển khai thực hiện kế hoạch, các nội dung, chương trình phối hợp các lực lượng đã xác định.

Hiệu trưởng lựa chọn GVCN là những người có nhiệt huyết với nghề, trách nhiệm cao trong công việc, người có khả năng tham gia phối hợp tốt.

Ba là, Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nội dung phối hợp đã đề ra. Chỉ đạo, hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động phối hợp theo từng thời điểm của năm học, theo kế hoạch của nhà trường. Trong những trường hợp cần thiết phải linh hoạt trong phối hợp.

phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho HS, đảm bảo sự phối hợp được thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, cần phát huy tốt vai trò của Ban đại diện trong việc kết hợp giáo dục đạo đức học sinh và phát triển nhà trường.

Chỉ đạo đội ngũ GVCN phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và gia đình học sinh để tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp với học sinh lớp của mình.

Hiệu trưởng chỉ đạo cùng các phó hiệu trưởng phối hợp với các cá nhân, tổ chức xã hội để tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục kĩ năng sống, tổ chức hoạt động trải nghiệm, phối hợp hạn chế bạo lực học đường.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn, đội ngũ GVCN phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp vận động các cá nhân, tổ chức xã hội cùng nhau thực hiện xã hội hóa giáo dục, tìm kiếm nguồn hỗ trợ giúp cho những học sinh khó khăn có điều kiện được đến trường và hỗ trợ thêm cho nhà trường có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng.

Bốn là, Hiệu trưởng kiểm tra thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình phối hợp đã đề ra.

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh thể hiện qua các công việc như: theo dõi, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, quy định các tiêu chuẩn đánh giá, kiểm tra đột xuất, định kỳ ở mỗi học kỳ, cuối năm; điều chỉnh hoạt động của GVCN trong công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh.

Công tác tổng kết, đánh giá là một nội dung rất quan trọng trong hoạt động quản lí sự phối hợp. Đây là công việc của hiệu trưởng để xem xét lại kết quả t hự c h iệ n sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và các lực lượng giáo dục.

Việc tổng kết, đánh giá, khen thưởng và động viên kịp thời của nhà trường giúp GV cảm nhận được là có lãnh đạo trường cùng đồng hành, tôn trọng những đóng góp của GV, từ đó họ sẽ tích cực hơn. Đồng thời cha mẹ học sinh cũng sẽ nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng và trách nhiệm phối hợp của gia đình trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Từ đó các nội dung phối hợp sẽ được thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)