Thực trạng quản lý nội dung phối hợp các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 65 - 67)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung phối hợp các lực lượng giáo dục

Để tìm hiểu về thực trạng quản lý nội dung phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của CBQL, GV các trường.

Kết quả được trình bày ở Bảng 2.11.

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý nội dung phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh

TT Quản lý nội dung phối hợp Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt % Khá % TB % Yếu % 1 Tổ chức trao đổi, thống nhất nội dung phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh

121 61,7 48 24,5 27 13,8 0 0 3,48 1

2

Tổ chức phân công nhiệm vụ phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội cho các thành viên trong nhà trường

101 51,5 52 26,5 43 22 0 0 3,30 2

3

Tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo đội ngũ GVCN triển khai thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội

76 38,8 24 12,2 96 49 0 0 2,90 4

4

Tổ chức hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội

97 49,5 37 18,9 62 31,6 0 0 3,18 3

5

Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh

Bảng 2.11 cho thấy, đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý nội dung phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau như sau:

- “Tổ chức trao đổi, thống nhất nội dung phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh” được đánh giá mức độ thực hiện với điểm trung bình 3,48, xếp thứ 1;

- “Tổ chức phân công nhiệm vụ phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội cho các thành viên trong nhà trường” được đánh giá mức độ thực hiện với điểm trung bình là 3,30, xếp thứ 2;

- “Tổ chức hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội” được đánh giá mức độ thực hiện với điểm trung bình là 3,18, xếp thứ 3;

- “Tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo đội ngũ GVCN triển khai thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội” được đánh giá mức độ thực hiện với điểm trung bình là 2,90, xếp thứ 4;

- “Tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo đội ngũ GVCN triển khai thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội” được đánh giá mức độ thực hiện với điểm trung bình là 2,60, xếp thứ bậc thấp nhất.

Qua trao đổi trực tiếp với một số CBQL, GV được biết việc “kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh” thường chưa được xác định rõ trong kế hoạch năm học của các trường. Nhiều năm học, nhà trường chỉ căn cứ vào báo cáo công tác chủ nhiệm lớp của đội ngũ GVCN và kết quả theo dõi tình hình thực hiện của phó hiệu trưởng phụ trách công tác này để xây dựng báo cáo tổng kết chung cho công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường. Trao đổi sâu hơn về thực trạng quản lý nội dung phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT tại địa phương nghiên cứu, được biết:

Việc “tổ chức, phân công nhiệm vụ phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội cho các thành viên trong nhà trường” được triển khai hàng năm, tuy nhiên thường chỉ ở mức độ phối hợp giữa nhà trường, GVCN, GV bộ môn và PHHS, ít mở rộng đến các lực lượng xã hội. Trao đổi về công tác phối hợp thư ờng được thực hiệ n tro ng buổi họp PHHS ho ặc gặp riê ng khi cần thiết. Sự phối hợp sâu hơn chủ yếu ở những trư ờng hợp học sinh chưa ngoan, và có học lực yếu kém.

Hiện nay các trường đã chú trọng lựa chọn GV có năng lực tốt làm công tác chủ nhiệm. Do vậy có nhiều thuận lợi trong việc quản lý chỉ đạo thực hiện các nội dung công tác phối hợp với gia đình và địa phương. Song để làm tốt các nội dung phối hợp cần có sự đầu tư nhiều hơn của CBQL các nhà trường.

công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội”, một số GV cho rằng còn ít thực hiện ở các nhà trường. Đây cũng là nội dung cần nhiều nỗ lực đầu tư của CBQL.

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)