8. Cấu trúc của luận văn
2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phối hợp các lực lượng giáo dục
Để đảm bảo và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh, các trường THPT cần quan tâm quản lý các điều kiện thực hiện công tác phối hợp. Trong bối cảnh nguồn lực của các trường THPT còn hạn chế, đây là một nội dung công tác cần được chú trọng hàng năm ở các nhà trường.
Bảng 2.13 trình bày kết quả khảo sát thực trạng công tác này qua ý kiến đánh giá của CBQL, GV các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau.
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý các điều kiện phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh
T
T Quản lý điều kiện phối hợp
Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt % Khá % TB % Yếu % 1 Xác định các điều kiện cần thiết cho công tác phối hợp các lực lượng giáo dục
29 14,8 36 18,4 131 68,8 0 0 2,48 3
2
Xây dựng quy định về đảm bảo điều kiện công tác phối hợp các lực lượng giáo dục
0 0 54 27,6 142 72,4 0 0 2,28 5
3
Xây dựng kế hoạch đảm bảo các điều kiện phối hợp các lực lượng giáo dục
25 12,8 35 17,9 136 69,3 0 0 2,43 4
4
Tổ chức phân công, chỉ đạo thực hiện bổ sung, trang bị, đảm bảo điều kiện cho công tác phối hợp
108 55,1 45 23 43 21,9 0 0 3,28 1
5
Kiểm tra, đánh giá và khắc phục hạn chế, tạo điều kiện nâng cao chất lượng công tác phối hợp
72 36,7 35 17,0 89 45,4 0 0 2,91 2
Bảng 2.13 cho thấy, đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý các điều kiện phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau như sau:
- “Tổ chức phân công, chỉ đạo thực hiện bổ sung, trang bị, đảm bảo điều kiện cho công tác phối hợp” được đánh giá về mức độ thực hiện với điểm trung bình 3,28, xếp thứ bậc 1;
- “Kiểm tra, đánh giá và khắc phục hạn chế, tạo điều kiện nâng cao chất lượng công tác phối hợp” được đánh giá với điểm trung bình 2,91, xếp thứ bậc 2;
- “Xác định các điều kiện cần thiết cho công tác phối hợp các lực lượng giáo dục” được đánh giá với điểm trung bình 2,48, xếp thứ bậc 3;
- “Xây dựng kế hoạch đảm bảo các điều kiện phối hợp các lực lượng giáo dục” được đánh giá với điểm trung bình 2,43, xếp thứ bậc 4;
- “Xây dựng quy định về đảm bảo điều kiện công tác phối hợp các lực lượng giáo dục” được đánh giá với điểm trung bình là 2,28, xếp thứ bậc thấp nhất.
Kết quả khảo sát cho thấy, việc thực hiện công tác quản lý các điều kiện phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh được đánh giá cao nhất ở nội dung “Tổ chức phân công, chỉ đạo thực hiện bổ sung, trang bị, đảm bảo điều kiện cho công tác phối hợp”. Trên thực tế, việc bổ sung, trang bị các điều kiện phối hợp luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện trong các nhà trường.
Song qua trao đổi, nhiều ý kiến cũng cho rằng mọi việc trong công tác này thường được giải quyết khi có vấn đề, yêu cầu nảy sinh hơn là theo kế hoạch hàng năm. Cũng chính vì vậy, hầu hết các nội dung quản lý các điều kiện phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT thành phố Cà Mau đưa ra khảo sát ở Bảng 2.13 chỉ được CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện là trung bình.