8. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Tình hình văn hóa giáo dục thành phố Cà Mau
Cùng với tiến trình đổi mới giáo dục của đất nước nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng, song hành với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cà Mau, mạng lưới trường lớp các bậc học từ mầm non đến THPT gần đây đã có sự phát triển mạnh.
Trên địa bàn thành phố Cà Mau năm học 2020 - 2021 hiện có:
Cấp Mầm non có 37 trường với 280 lớp, 76 CBQL, 538 giáo viên, 253 nhân viên và 7.875 học sinh.
Cấp Tiểu học có 36 trường với 675 lớp, 74 CBQL, 987 giáo viên, 104 nhân viên và 22.217 học sinh.
Cấp THCS có 14 trường với 316 lớp, 29 CBQL, 640 giáo viên, 33 nhân viên và 11.836 học sinh.
Số lượng trường, lớp, số HS, CBQL, GV, nhân viên, số lượng phòng học, diện tích đất của các trường THPT thể hiện ở Bảng 2.3.
Bảng 2.1. Thống kê số lớp, số lượng HS, CBQL, GV, nhân viên, phòng học và diện tích đất các trường THPT thành phố Cà Mau Trường THPT Số lớp Số HS Số phòng học Số CBQL Số GV Số nhân viên Diện tích đất (m2) Hồ Thị Kỷ 80 3,520 45 4 150 10 9,074 Cà Mau 80 3,480 40 4 165 18 7,306
Nguyễn Việt Khái 32 1,250 35 4 86 3 26,000
Lý Văn Lâm 55 2,200 40 4 113 10 15,992
Tắc Vân 37 1,593 37 4 83 8 17,550
Tổng cộng 284 12,043 197 20 597 49 75,922
Đến thời điểm hiện nay số trường đạt chuẩn trong toàn tỉnh là 302/508 trường, đạt tỷ lệ 59,45% (Trong đó có 87/133 trường MN, tỷ lệ 65,41%; 141/226 trường TH, tỷ lệ 62,39%; 71/117 trường THCS, tỷ lệ 60,68% và 03/32 trường THPT, tỷ lệ 9,38%). Tổ chức bồi dưỡng CBQL trường học: Cử GV nòng cốt các cấp trung học tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh; tổ chức, theo dõi các lớp đào tạo, bồi dưỡng năm 2020 như nghiệp vụ sư phạm, B2, C1,…. tiếng Anh và các lớp bồi dưỡng thường xuyên năm 2020 theo kế hoạch; triển khai bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi cấp THPT tham dự kỳ thi chọn HS giỏi cấp quốc gia năm học 2020 - 2021.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến trao đổi với các đối tượng làm công tác QLGD, có thể nêu khái quát một số nhận định chung về một số vấn đề liên quan đến đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của nhà trường, gia đình và xã hội đến kết quả giáo dục; thực trạng
nhận thức chung của cộng đồng về vai trò của việc phối hợp các lực lượng giáo dục; thực trạng công tác phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục học sinh THPT, kết nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong thời gian qua như sau:
Nhìn chung, các trường THPT trong thành phố Cà Mau được trang bị khá đủ về điều kiện nội thất (bảng chống loá, bàn, ghế,...), hệ thống điện, cấp nước sạch, ...
Các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học theo quy định của Bộ GD & ĐT có đủ tên theo danh mục quy định. Các trường đã có một số phòng học bộ môn, nhưng cán bộ chuyên trách về thiết bị thí nghiệm thì chưa có nên việc sử dụng thiết bị dạy học chưa thường xuyên và chưa đạt hiệu quả.
Trong một số năm gần đây, việc thu thập, xử lý và chuyển tải các thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà trường đã được chú trọng. Tất cả các trường THPT đều cập nhật được các thông tin về đường lối phát triển giáo dục, các vấn đề đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên,việc khai thác thông tin chưa hiệu quả vì các trường hiện nay chưa có những quy định và cơ chế hoạt động thích hợp.
Môi trường sư phạm trong các nhà trường nhìn chung là tốt. Nhiều CBQL, giáo viên hết lòng vì học sinh thân yêu và sẵn sáng tích cực hỗ trợ sư phạm cho nhau.
Vấn đề xã hội hoá giáo dục được các cấp, các ngành chú trọng, nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao. Việc huy động thêm kinh phí ngoài ngân sách của các trường THPT chỉ tập trung chủ yếu vào nguồn đóng góp của phụ huynh học sinh, chưa có nhiều tổ chức kinh tế và cá nhân tham gia đóng góp, hỗ trợ nhân lực, tài lực và vật lực cho giáo dục.
Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhìn chung được quan tâm nhiều hơn và có nhiều chuyển biến tốt. Nhiều phụ huynh học sinh đã quan tâm, đầu tư nhiều hơn đến việc học tập của con em mình. Tuy nhiên vẫn còn chưa đồng đều, dẫn đến còn nhiều hạn chế và kết quả giáo dục chưa đạt như mong muốn.
Tóm lại, thời gian vừa qua trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động phức tạp, song giáo dục đào tạo của thành phố Cà Mau vẫn đạt được nhiều thành tựu, được Sở Giáo dục - Đào tạo đánh giá cao, được Ủy ban Nhân dân tỉnh khen là địa phương luôn dẫn đầu về chất lượng giáo dục của tỉnh. Việc chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, GV có chất lượng cao được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Việc xây dựng trường sở, đầu tư trang thiết bị giáo dục được đẩy mạnh, công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý giáo dục, công tác thông tin, thi đua,.... có nhiều đổi mới.