8. Cấu trúc của luận văn
1.3.5. Các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sin hở trường trung
học phổ thông
Phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn; phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen…; phương pháp kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt…
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học chính khóa trong nhà trường, giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tiết ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động xã hội (về nguồn, lao động, …), thể dục thể thao, văn nghệ, … nhưng quan trọng nhất là tính nêu gương của người thầy.
1.3.5. Các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông học phổ thông
Giáo dục đạo đức cho HS THPT không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà của toàn xã hội, nhưng nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Tất cả thành viên trong trường (Lãnh đạo trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên, nhân viên, anh/ chị bán căn tin, anh/ chị trông xe học sinh …) đều có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh.
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người. Nó có vai trò to lớn trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Gia đình là nơi giúp con người hình thành nhân cách. Vai trò của gia đình là vô cùng thiêng liêng và cao cả, không ai có thể phủ nhận được điều này.
Gia đình là nơi chứa đựng những tình cảm thân thương và chân thành nhất của một đời người. Ở đó, có tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, của anh chị em và của những người thân yêu ruột thịt. Ngay từ khi sinh ra, đứa trẻ đã được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Lớn lên, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THPT, cùng với sự phát triển nhận thức, thanh, thiếu niên học sinh tiếp thu được sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ, ông bà. Chẳng ở đâu trên thế gian này, có được tình yêu thương vô bờ bến
như ở gia đình. Cha mẹ không ngại vất vả, gian nan để nuôi con khôn lớn. Những người anh, người chị sẵn sàng sẻ chia mọi chuyện trong cuộc sống hằng ngày. Họ luôn dang rộng vòng tay để che chở, để giúp đỡ các thành viên đang lớn lên. Những tình cảm ấy đều xuất phát từ chính trái tim và tấm lòng của họ, không tính toán thiệt hơn, không mong được đền đáp. Gia đình là nơi mỗi người cảm nhận được những tình cảm chân thành và ấm áp nhất.
Gia đình nuôi trẻ (bao gồm lứa tuổi học sinh THPT) khôn lớn, giúp hình thành nhân cách. Sống trong một gia đình ấm êm, hạnh phúc, thanh, thiếu niên sẽ không ngừng phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn. Nhờ vậy sẽ có cái nhìn bao dung với mọi người xung quanh giống như sự bao dung mà trẻ nhận được từ cha mẹ và những người thân trong gia đình. Sự ấm êm của gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ, để chúng sống tốt hơn, nhân hậu hơn. Nếu sống trong một gia đình suốt ngày chỉ là cãi vã, tị nạnh nhau thì những đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Chúng nhìn cuộc sống bằng ánh mắt sợ sệt và chán ghét mọi thứ. Những đứa trẻ có thể bị tự kỉ, trầm cảm khi cha mẹ chẳng hề quan tâm đến chúng. Rồi sau này, tương lai của những đứa trẻ ấy sẽ ra sao? Thật sự là một nỗi bất hạnh đầy xót xa.
Các tổ chức, đoàn thể xã hội là lực lượng quan trọng tạo môi trường trong lành cho HS THPT phát triển nhân cách một cách toàn diện. Các cấp chính quyền với vai trò quản lý mọi công dân trên địa bàn dân cư, là lực lượng tác động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, sự phát triển, sự bền vững của đạo đức, nhân cách trẻ vị thành niên, thanh niên học sinh các trường THPT.
Các tầng lớp dân cư khu vực trường đóng, nơi ở của gia đình học sinh THPT cũng là lực lượng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của học sinh THPT. Sự tham gia của lực lượng này vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh giúp tăng cường quản lý, giáo dục thanh thiếu niên trên địa bàn.
Trong gia đình cũng như ở địa phương người lớn phải là tấm gương cho con, em mình noi theo. Thể hiện được tấm gương đối với thanh, thiếu niên học sinh cũng là một cách tác động, tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT.
1.4. Công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông
1.4.1. Sự cần thiết phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông