Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 42 - 44)

8. Cấu trúc của luận văn

1.6.2. Các yếu tố chủ quan

Trình độ nhận thức của thầy giáo, cô giáo, các tổ chức xã hội, gia đình học sinh và học sinh cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức phối hợp.

Khi các lực lượng trên được nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của sự phối hợp thì sự phối hợp sẽ diễn ra nhịp nhàng, đồng bộ, hỗ trợ cho nhau, sự phối hợp ấy trở thành một quá trình thống nhất liên tục, tác động mạnh mẽ vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.Khi đó hiệu quả công tác phối hợp sẽ nâng lên, làm cho chất lượng giáo dục đạo đức cho HS cũng được nâng lên và ngược lại.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Đảng ta khẳng định: Nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là con người Việt Nam; nhân tố con người chính là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam. Đối với một nước chủ động lựa chọn và kiên trì con đường phát triển theo định hướng XHCN như Việt Nam, sự phát triển, tăng trưởng kinh tế, xét đến cùng cũng là vì con người, hướng đến con người. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một trong những yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh thủ tận dụng thành công những thuận lợi, những cơ hội và vượt qua những thách thức, khó khăn mà quá trình đó đặt ra hay không phụ thuộc chủ yếu vào việc phát huy nhân tố con người, vào chất lượng nguồn nhân lực. Đảng ta đã nhận thức một cách đúng đắn về chiến lược con người và khẳng định bằng nghị quyết, chủ trương, chính sách thật sự coi trọng con người, coi con người là nhân tố có tính quyết định để xây dựng thành công xã hội mới. Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây

dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay càng đòi hỏi phải coi trọng nhân tố con người, coi trọng cả tài năng, sức khoẻ và phẩm chất đạo đức. Chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh đáp ứng những yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước là nhiệm vụ của toàn xã hội và việc quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một nguyên tắc cơ bản đảm bảo sự thành công của nhiệm vụ này.

Để làm tốt công tác quản lý các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh, hiệu trưởng các trường THPT cần quan tâm đến mọi mặt công tác này và các yếu tố có thể ảnh hưởng để xây dựng kế hoạch cho hợp lý, tổ chức thực hiện kế hoạch thành công, chỉ đạo kịp thời, kiểm tra đánh giá chính xác việc thực hiện kế hoạch phối hợp, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nói chung và công tác giáo dục đạo đức học sinh nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Quản lí công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)