Quản lý mục tiêu và chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Quản lý mục tiêu và chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị có ý nghĩa quan trọng, bởi đó là cơ sở cho việc thực hiện và quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Công tác quản lý và phát triển chương trình đào tạo cần hướng đến các khía cạnh sau:

- Mục tiêu của chương trình đào tạo: Trang bị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và một số đối tượng khác những kiến thức cơ bản và cần thiết về lý luận chính trị -

hành chính; củng cố, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ lãnh đạo, quản lý; kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân

giao phó.

+ Về kiến thức:

Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản và cần thiết về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; một số nội dung của khoa học hànhchính và kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

+ Về kỹ năng:

Trang bị cho học viên biết vận dụng kiến thức lý luận Mác-Lênin và đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn công tác của mình; một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ về công tác Đảng, chính quyền,

Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân nhằm nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn, tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

+ Về thái độ:

Góp phần củng cố niềm tin của học viên vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.

- Quản lýchương trình đào tạo, bồi dưỡng. Là hoạt động quản lý nhằm đảm bảo

việc thực hiện đúng chương trình ban hành trong hệ thống, việc phát triển các chương

trình đúng qui định. Nội dung chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành

chính cần được cải tiến, đổi mới, bổ sung và biên soạn theo hướng rõ hơn về lý luận, sát với đối tượng, phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)