Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 33 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Yếu tố bên ngoài

Hệ thống chính trị, chủtrương, chính sách có liên quan của nhà nước

Hiện nay, chính sách nhà nước về quản lý đào tạo phần lớn tập trung vào bậc ĐH. Nhằm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, “chú trọng

nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhân lực”, nhà nước cần tiếp tục ban

hành các chính sách cụ thể liên quan công tác dự báo nhu cầu nhân lực đến năm 2020

(định hướng nhu cầu đào tạo của xã hội), thống nhất đầu mối quản lý giáo dục nghề

nghiệp trong cả nước (phù hợp hệ thống đào tạo của các nước công nghiệp), điều chỉnh chế độ tiền lương (tạo động lực cho GV-CB-NV ngành giáo dục an tâm với nghề

nghiệp), lựa chọn và chỉ đạo thực hiện mô hình đào tạo phù hợp với Việt Nam, có

chính sách khuyến khích các tổ chức sử dụng lao động phối hợp với các trường trong hoạt động đào tạo và tạo điều kiện mở rộng liên kết giữa các trường trong nước với các tổ chức đào tạo quốc tế. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách liên quan đến công tác quản lý và đào tạo tại các trường chính trị. Cụ thể, ngày 02 tháng 5 năm 2019, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2252-QĐ/HVCTQG về việc ban hành Quy chế quản lý đào

tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thay thế cho bộ Quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban

hành kèm theo Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21 tháng 4 năm 2016của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Bộ quy chế mới có nhiều điểm thay đổi mới so với quy chế cũ. Đòi hỏi các trường phải kịp thời thay đổi và vận dụng quy chế mới vào

quá trình quản lý hoạt động đào tạo.

Sự tiến bộ của KHCN, truyền thông và quá trình hội nhập quốc tế

Khoa học công nghệđược coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất

lượng đào tạo. Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi để từng bước đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, hiện đại hoá thiết bị phục vụđào tạo qua đó góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo. Sự

hiểu biết và vận dụng các thành tựu công nghệ trong quản lý đào tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, làm cho việc giải quyết các nhiệm vụ quản lý đào tạo được dễ dàng hơn, làm cho sản phẩm đào tạo sẽ ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu xã hội. Sự

tiến bộ của KHCN và truyền thông đã làm cho quá trình đào tạo và quá trình sản xuất, dịch vụ tiến lại gần nhau hơn, hỗ trợnhau hơn.

Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế giúp cho các nhà trường có điều kiện giao

lưu, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và chuyển giao công nghệ. Những diễn biến về chính trị của khu vực và thế giới gần đây, nhất là vấn đề bảo vệ và tranh chấp về

chủ quyền biển, đảo giữa các quốc gia châu Á trên biển Đông, vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thế giới. Nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia nằm ở vị trí địa hình thấp, các nước đang

phát triển đang phải gánh chịu hậu quả nặng nềdo động đất, sóng thần, bão lụt, bệnh tật lạ…Đặc biệt khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão; tri thức, công nghệ và lao

động chất lượng cao trở thành nhân tố quyết định sự thành bại trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới

Ảnh hưởng của kinh tế - xã hội

Các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý đào tạo của các trường nói chung và các trường chính trị tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương nói riêng.

Trong khi khẳng định hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và hợp tác quốc tế vẫn

là xu hướng lớn, có tính chủ đạo, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, dân tộc, vùng lãnh thổcũng như toàn thể nhân loại tiến bộ trên thế giới, quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã trở thành động lực phát triển của nhân loại, trong đó có Việt Nam, Đại hội XII của Đảng cũng nhận định rằng, tình hình chính trị, an ninh, cục diện chung của thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng với nhiều diễn biến phức tạp khó lường. Những vấn đề toàn cầu, như an ninh năng lượng, an ninh mạng, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố ngày càng phức tạp. Những biểu hiện của chủnghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế ngày càng nổi

lên. Cạnh tranh thương mại, tranh đoạt nguồn tài nguyên giữa các quốc gia ngày càng gay gắt. Quan hệ quốc tế vừa bị chi phối bởi xu hướng ngày càng phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, các quốc gia, các khu vực trong các quan hệ toàn cầu về vốn, công nghệ, lao động và quá trình liên kết sản xuất, vừa trở nên mong manh, dễ đổ vỡ trước các nguy cơ hiện thực về khủng bố, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chiến tranh mạng, những xung đột văn hóa, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo và nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống khác.

Khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung tiếp tục phát triển năng động, ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng trên trường quốc tế, đồng thời cũng đang trở thành khu vực “nóng”, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định.

Ở trong nước, sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước được nâng cao. Đời sống của các tầng lớp nhân dân cả nướcđược cải thiện một bước cơ bản và quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của đất nước được tăng cường. Những kết quả của quá trình thực hiện đường lối đổi mới trong thời gian vừa qua cho phép và đặt ra yêu cầu đất nước nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những cơ sở căn bản để mở ra những thời cơ, vận hội rộng lớncho sự phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra. Bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ, của dân tộc - tụt hậu, chệch hướng, tham nhũng và “diễn biến hòa bình” - chưa thể nhanh chóng khắc phục. Đặc biệt, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên, tình trạng tham nhũng,lãng phí, tệ quan liêu, cửaquyền, mất dân chủcòn diễn biến phức tạp, chưa thể giải quyết triệt để chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến giảm sút lòng tin của nhân dân. Trong bối cảnh đó, công tác tư tưởng, lý luận của Đảng càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

Tiểu kết chương 1

Thông qua tổng quan vấn đề nghiên cứu, tác giả khẳng định thêm những quan điểm về công tác quản lý hoạt động đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hiện

nay; đã phân tích, làm sáng tỏ và khẳng định một số khái niệm có liên quan đến vấn đề quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đào tạo lý luận chính trị và quản lý hoạt động đào

tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính, quan điểm và mục tiêu của Đảng và Nhà nước vềđào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính; Tác giả xác lậpnhững nội dung cơ bản của vấn đề quản lý hoạt động đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính, bao gồm 06 vấn đề: Quản lý công tác tuyển sinh; Tổ chức xây dựng bộ máy bộ máy quản lý đào tạo;

Quản lý và phát triển chương trình đào tạo; Quản lý các hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên; Quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác đào tạo; Quản lý việc kiểm tra - đánh giá quá trình đào tạo. Đồng thời tác giảđã chỉ ra những yếu tố chi phối

đến hiệu lực và hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở khoa học cho việc nhận dạng, phân tích

và đánh giá đầy đủ thực trạng công tác đào tạo và quản lý đào tạo tại Trường Chính trị

Quảng Nam nói chung và đối với chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính nói riêng để có biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính của Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn từnăm 2020 - 2025.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)