Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 79 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nhà trường tổ triển khai việc quy hoạch đội ngũ đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về số lượng và chất lượng theo đúng Nghị quyết 18, 19 của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy Quảng Nam, cân đối về trình độ, sắp xếp hợp lý khoa học đảm bảo tính kế thừa và phát triển trong công tác cán bộ.

Tuyển chọn cán bộ quản lý phù hợp với nhu cầu của Nhà trường, tuyển chọn những người có đủ tiêu chuẩn phù hợp với chức năng nhiệm vụ, vị trí quản lý tại các

khoa và các phòng ban có liên quan tại Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam. Việc tuyển chọn và bố trí cán bộ quản lý phải đảm bảo nguyên tắc kế thừa và phát triển bền vững. Kiên quyết loại những người có năng lực yếu, không có kỹ năng lãnh đạo, khả năng nghiên cứu khoa học và đặc biết không có tính quyết đoạn và tự chịu trách nhiệm về công việc mình đảm nhận.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Thứ nhất: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ quản lý

đào tạo

Để chủ động nguồn cán bộ phụ trách công tác quản lý hoạt động đào tạo tại

Trường nói chung và đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính nói riêng. Nhà

trường cần cókế hoạch cử các cán bộ còn lại, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động đào tạo tham gia các lớp sau đại học về chuyên ngành quản lý giáo dục hoặc quản lý chất lượng đào tạo hoặc các chương trình đào tạo ngắn hạn về quản lý hoạt động đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo. Nhằm phục vụ cho kế hoạch đào tạo cũng như chiến lược phát triển của nhà trường trong những năm kế tiếp.

Thực hiện việc phân công cán bộ quản lý đào tạo và các giảng viên kiêm nhiệm công tác quản lý hoạt động đào tạo tại Trường tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiêp vụ quản lý đào tạo nói chung và đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính nói riêng do Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ tổ chức...

Hai là: Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động quản lý hoạt động đào tạo với các trường chính trị tỉnh, thành phố trên phạm vị các nước.

- Hằng năm, Nhà trường tổ chức các cuộc hội thảo về nâng cao công tác quản lý hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng đối với cán bộ quản lý đào tạo trong trường chính trị và mời các học viện, các trường chính trị tỉnh và thành phố tham gia. Trên cơ sở các báo cáo khoa

học, giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng và cán bộ, giảng viên nhà trường học hỏi được các kinh nghiệm, kiến thức có liên quan đến công tác quản lý đào tạo tại Trường cũng như quản lý hoạt động đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính.

- Khuyến khích cán bộ quản lý hoạt động đào tạo, nhất là phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học về biện pháp quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Vận dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động quản lý đào tạo tại Trường.

Ba là: Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ quản lý

hoạt động đào tạo

- Tạo mọi điều kiện về thời gian cũng như chế độ đãi ngộ cho cán bộ tham gia

học tập, bồi dưỡng của cán bộ quản lý đào tạo. Có chính sách cụ thể, công khai để khuyến khích công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ quản lý.

- Xây dựng chính sách khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong học tập hoặc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về hoạt động quản lý đào tạo và nâng cao chất lượng đàotạo có giá trị thực tiễn cao.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)