Quản lý công tác kiểm tra-đánh giá quá trình đào tạo

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 31 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra-đánh giá quá trình đào tạo

Kiểm tra - đánh giá có chức năng đánh giá và thẩm định chất lượng đào tạo. Việc kiểm tra - đánh giá nhằm mục đích thu thập kịp thời các mối liên hệ ngược về các hoạt động học tập, nghiên cứu của người học, phát hiện kịp thời những thiếu sót của người dạy và người học để điều chỉnh và hoàn thiện quy trình đào tạo.

Nội dung công tác quản lý kiểm tra đánh giá quá trình đào tạo gồm những nhiệm vụ quan trọng sau:

-Tổ chức đánh giá kết quả học tập là khâu bắt buộc trong quá trình, đào tạo, bồi

dưỡng. Khâu này bao gồm: Qui trình ra đề, duyệt đề, in ấn đề thi, bảo quản đề thi; qui trình coi thi, chấm thi; tổ chức coi thi, chấm thi; quản lý bài thi; quản lý điểm các môn thi; thông tin vềđiểm các môn thi.

- Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá người dạy: Là quản lý các nội dung; Quản lý mục tiêu đánh giángười dạy; quản lý qui trình đánh giá người dạy; quản lý các hoạt

động tổ chức đánh giángười dạy; quản lý việc xử lý kết quảđánh giángười dạy; quản lý công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giángười dạy.

- Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá người học: Là để đánh giá việc lĩnh hội kiến thức, kỹnăng, năng lực tư duy của người học đòi hỏi phải có lần đánh giá mang

tính bao quát, hoạt động này tại các trường chính trị được tổ chức thông qua kết quả

thực hiện đề án, khóa luận tốt nghiệp. Đây là hoạt động quan trọng bắt buộc và quan trọng, hoạt động này đòi hỏi mức độ chuyên nghiệp, đúng qui trình, qui chế và có sự

tham gia của nhiều cá nhân, đơn vị. Quản lý hoạt động thực hiện đề án, khóa luận tốt nghiệp bao gồm quản lý: Kế hoạch đánh giáđềán, khóa luận tốt nghiệp; qui trình đánh giáđề án, khóa luận tốt nghiệp; tổ chức đánh giáđềán, khóa luận tốt nghiệp; công tác phối hợp của giữa các đơn vị trong tổ chức đánh giá đề án, khóa luận tốt nghiệp; khả năng ứng dụng vào thực tiễn của đề án, khoá luận tốt nghiệp; Chất lượng của đề án, khóa luận tốt nghiệp.

- Quản lý, kiểm tra việc tổ chức công nhận tốt nghiệp: Là hoạt động tổ chức công nhận tốt nghiệp là yêu cầu bắt buộc được qui định trong qui chếđào tạo của các

chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại trường. Do vậy công tác này luôn được chú trọng. Nội dung quản lý hoạt động này bao gồm: Qui định công nhận tốt nghiệp; qui trình công nhận tốt nghiệp; tổ chức công nhận tốt nghiệp; thông báo kết quả tốt nghiệp

- Quản lý, kiểm tra việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp: Là một nội dung

mà trong đó có các qui trình quan trọng. Các qui trình này đòi hỏi sự chính xác, cẩn trọng vàứng dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều để giúp cho việc quản lý hiệu quả và an toàn. Hoạt động quản lý này bao gồm các nội dung: Quản lý qui trình xin cấp phôi bằng, chứng chỉ; quản lý qui trình in ấn văn bằng, chứng chỉ; quản lý qui trình cấp,

phát văn bằng, chứng chỉ; quản lý thủ tục cấp văn bằng, chứng chỉđã mất; quản lý công tác bảo quản, lưu trữvăn bằng, chứng chỉ; quản lý công tác kiểm tra, giám sát việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ; quản lý tra cứu thông tin người học sau tốt nghiệp.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính ở trường Chính trị cấp tỉnh

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)