Quản lý hoạt động học tập của học viên

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 77 - 79)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Quản lý hoạt động học tập của học viên

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tạo sựđồng bộ trong việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Phát huy tính chủ động, tích cực của học viên trong suốt quá trình học tập, nhất là đối với các học viên theo học hệ tập trung.

Nâng cao ý thức tự học, tự lĩnh hội tri thức, biến quá trình đào tạo thành quá trình tựđào tạo.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hoạt động học trung cấp lý luận chính trị - hành chính của các học viên tại Trường Chính trị tỉnh là quá trình lĩnh hội kiến thức lý luận chính trị, khoa học chính trị, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các kiến thức vềvăn hóa - xã hội, kinh tế... hình thành các kỹnăng lãnh đạo, quản lý, tri thức chính trị. Hoạt động tự học là quá trình củng cố, đào sâu, mở rộng những kiến thức đã lĩnh hội trên lớp và là quá trình tự tổ chức lĩnh hội kiến thức một cách độc lập, sáng tạo. Do vậy việc quản lý tự học của học viên trong quá trình học tập và rèn

luyện là hết sức cần thiết. Để thực hiện hoạt động này mang lại hiệu quả cao trong thời gian đến, tác giảđề xuất một số biện pháp thực hiện như sau:

Thứ nhất, Quản lý kế hoạch học tập của học viên:

Cần có kế hoạch học tập theo ngày, tuần và tháng cho từng lớp. Việc xây dựng kế hoạch tự học phải chi tiết cho từng lớp, cho tổ và cho từng cá nhân, cụ thể hóa

như bố trí môn gì? Học như thế nào? Học khi nào? và đánh giá kết quả ra sao?... Ngay sau khi khai giảng, kế hoạch học tập toàn khóa học phải phát cho toàn bộ học viên. Trong kế hoạch này thể hiện đầy đủ các buổi giảng, thảo luận, nghiên cứu của từng môn học. Trên cơ sở đó, để mỗi học viên xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện toàn khóa, theo từng tháng, tuần. Căn cứ trên kế hoạch chung và cụ thể của từng học viên, cán bộ quản lý lớp và giảng viên tham gia giảng dạy từng học chuyên

đề theo dõi và xây dựng kế hoạch kiểm tra, đối chiếu với kết quả thực tế của học viên làm cơ sở đánh giá theo từng tháng, tuần, môn học và toàn khóa học. Công việc này phải được thực hiện thường xuyên tại lớp học, dựa trên tinh thần tự chủ của người học và tập thể lớp học dưới sự giám sát của cán bộ theo dõi lớp, giảng viên trên lớp và bộ phận quản lýđào tạo.

Thứ hai, quản lý hoạt động học trên lớp:

Mỗi cá nhân đều có phương pháp tự học khác nhau. Các học viên hình thành và hoàn thiện phương pháp tự học của mình phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy của giảng viên. Việc giảng viên thiết kế bài giảng phải đảm bảo tính sáng tạo, luôn có nhiều câu hỏi phát vấn, xây dựng nhiều tình huống giả định liên quan đến thực tế trong lĩnh vực hành chính công vào giải quyết vấn đề hay đặt ra các tình huống để học viên tự giải quyết bằng tự học, sử dụng biện pháp kích não, kích thích tính tích cực tự học trong học tập của học viên. Từđó, học viên phát huy tính tự giác, chủ động khám phá và lĩnh hội tri thức mới, hình thành kỹnăng, kỹ xảo và thái độ

nghề nghiệp trong tương lai.

Thứ ba, Quản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp:

Để thực hiện tốt hoạt động này, giảng viên cần hướng dẫn cho các học viên về phương pháp xây dựng mục tiêu, kế hoạch tự học, lựa chọn phương pháp tự học phù hợp, cách sử dụng trang thiết bị, phương tiện tự học và phương pháp khai thác tài

liệu từthư viên và tài liệu từ các trang mạng.

Thứtư, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả tự học:

Cán bộ quản lý lớp học và giảng viên tổ chức kiểm tra định kỳ việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch tự học của từng học viên, quá trình thực hiện kế hoạch và kịp thời uốn nắn những lệch lạc, điều chỉnh quá trình tự học của sinh viên. Việc tự kiểm tra

đánh giá kết quả hoạt động tự học có đạt mục tiêu hay không là công việc của học viên. Cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá kết quả tự học của học viên thông qua

kết quả các bài tiểu luận, thông qua điểm kiểm tra kết thúc môn học hoặc điểm kiểm tra kết thúc từng học kỳ.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)