Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, học viên về tầm quan

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 70 - 72)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, học viên về tầm quan

quan trọng của công tác quản lý hoạt động đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nhằm tạo thay đổi nhận thức đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và học viên về tầm quan trọng của công tác đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính

đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay là yêu cầu hết sức cấp thiết. Có vai trò

hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng giai đoạn mới. Thông qua đào tạo lý luận chính trị nói chung và trung cấp chính trị nói riêng nhằm nâng cao trình độ lý

luận chính trị trong toàn Đảng, làm cho toàn Đảng thống nhất mục tiêu lý tưởng, cương lĩnh, đường lối, khắc phục mọi biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức,

lối sống trong Đảng. Mặt khác, thông qua công tác đào tạo lý luận chính trị góp phần nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo gồm những người kiên định lập trường, có năng lực tổ chức.

Việc quản lý hoạt động đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính chặt chẽ, trung thực, khách quan là một trong những biện pháp giúp các học viên rèn luyện tính chủ động học hỏi, khả năng tự nghiên cứu, loại bỏ những học viên có ý niệm “học trung cấp lý luận chính trị - hành chính để làm công cụ thăng tiến trong công việc, miễn được tốt nghiệp là xong”. Từ đó làm giảm đi ý chí, nghị lực, tinh thần tập thể và thiếu những nhìn nhận đúng đắn để định hướng hoạt động trong cuộc sống, trong công việc.

Thực tế cho thấy tinh thần học tập trung cấp lý luận chính trị - hành chính của một số học viên còn mang tính chủ quan, thiếu tính chủ động và tự nghiên cứu trong quá trình học tập. Công tác quản lý hoạt động đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại trường chưa đảm bảo chặt chẽ, hầu như các khóa đào tạo đều có tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100% và tỷ lệ học viên xếp tốt nghiệp loại khá trở lên hầu như trên

90%. Vì vậy, việc tuyên truyền nhằm giúp cho cán bộ quản lý, giảng viên và học viên về nâng cao công tác quản lý đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào là hết sức cấp thiết.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên và học viên về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Trong thời gian đến, nhà trường cần thực hiện các biện pháp sau:

- Nhà trường cần quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghiêm Công văn số

1265-CV/TU, ngày 23/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính trị - hành chính trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là thực hiện nghiêm việc tổ chức các lớp Trung cấp tại Trường, giảm các lớp đào tạo không tập trung tại các huyện, thị, thành phố. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về mục tiêu, sứ mạng của Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam đối với toàn thể cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và học viên của nhà trường bằng nhiều hình thức như: Quảng bá trên pano, hội nghị, hội thảo và trên trang Webiste của nhàtrường.

- Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền phố biến pháp luật, quy chế đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Để hình thành ý thức chấp hành các văn bản pháp luật, các quy định về hoạt động đào tạo trung cấp lý luận chính trị -

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)