Quản lý công tác tuyển sinh và nhập học

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 46 - 49)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.1. Quản lý công tác tuyển sinh và nhập học

2.5.1.1. Công tác tuyển sinh

Hằng năm, Nhà trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được UBND tỉnh Quảng

Nam giao. Ngay từ đầu năm, Phòng Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu khoa học lập kế hoạch tham mưu cho Ban Giám hiệutrong việc tổ chức mở lớp và kế hoạch đào tạo,

nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của tỉnh giao. Nhà trường ra thông báo tuyển sinh gửi đến Ban tổ chức huyện ủy của 18huyện, thị xã, thành phố và Đảng ủy các xã, phường, thị trấn và các cơ quan có liên quan để thực hiện việc chiêu sinh, đồng thời Nhà trường bán hồ sơ tuyển sinh theo quy định. Bình quân mỗi năm, UBND tỉnh Quảng Nam giao

cho Nhà trường đào tạo từ 600 đến 700 chỉ tiêu. Kể từ năm 2019 đến nay, công tác quản lý hoạt động tuyển sinh của nhà trường được thực hiện theo Quyết định số 2252-

QĐ/HVCTQG ngày 02/05/2019 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minhvề việc ban hành Quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thu nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ trúng tuyển theo tiêu chuẩn của quy định của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Sau khi duyệt hồ sơ trúng tuyển, Nhà trường báo cáo về ban Tổ chức Tỉnh ủy, đồng thời ra thông báo nhập học. Hồ sơ học viên lưu trữ theo quy định.

Để đánh giá về công tác quản lý hoạt động tuyển sinh, tác giả thực hiện điều tra khảo sát 40 cán bộ giảng viên tại Trường và 142 học viên đã và đang học tại Trường, thống kê cho ra kết quả sau:

- Đánh giá của cán bộ và giảng viên

Bảng 2.2. Kết quả đánh giá công tác quản lý hoạt động tuyển sinhcủa

cán bộ, giảng viên

Nội dung đánh giá

Mức độđánh giá (%)

ĐTB

Rất tốt Tốt Khá TB Yếu 1.Kế hoạch, chỉ tiêu xét

tuyển, tuyển sinh 2,50 35,00 42,50 15,00 5,00 3,15 2.Qui trình xét tuyển,

tuyển sinh 0,00 30,00 27,50 42,50 0,00 2,88 3.Qui trình thông báo

xét tuyển, tuyển sinh 0,00 20,00 57,50 22,50 0,00 2,99 4.Qui trình công bố kết

quả xét tuyển và ra thông báo nhập học

0,00 17,50 30,00 45,00 7,50 2,58

Nguồn: Kết quảđiều tra của tác giả

Qua bảng số liệu nêu trên cho thấy, các tiêu chí đánh giá hoạt động tuyển sinh của Nhà trường được đánh giá ở mức độ trung bình (2,58 - 3,15). Trong đó, tiêu chí có điểm trung bình cao nhất là “Kế hoạch, chỉ tiêu xét tuyển, tuyển sinh” và tiêu chí có điểm trung bình thấp nhất là “Qui trình công bố kết quả xét tuyển và ra thông báo nhập học”. Mặt khác, theo kết quả khảo sát thực tế tại đơn vị thì kế hoạch và các quy trình tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh cơ bản được thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện chưa được nghiêm túc. Đặc biệt khâu xét tuyển còn mang tính chủquan, đa số học viên được Ban tổ chức huyện, thị xã thành phố và các sở ban ngành ghi danh gửi về Trường đều đạt yêu cầu xét tuyển đầu vào. Tình trạng xét tuyển không đúng đối tượng tham gia học trung cấp chính trị - hành chính vẫn còn diễn ra.

Đánh giá của học viên

Kết quả khảo sát của 142 học viên thu được kết quảnhư sau:

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về công tác tuyển sinh của học viên

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB

Rất tốt Tốt Khá TB Y

1. Thông báo tuyển sinh 3,52 43,66 29,58 21,13 2,11 3,23

2. Hồ sơ xét tuyển 3,52 43,66 29,58 21,13 2,11 3,13

3. Thời gian xét tuyển 2,82 40,85 22,54 33,80 0,00 2,91

4. Thông báo kết quả xét tuyển 2,82 15,49 52,82 27,46 1,41 2,73

Nguồn: Kết quảđiều tra của tác giả

tuyển sinh tại Trường ở mức khá trở xuống. Riêng tiêu chí “thời gian xét tuyển và thông báo kết quả xét tuyển” có điểm số đánh giá rất thấp.Kết quả đánh giá này phù

hợp với thực trạng của Trường. Thời gian xét tuyển của Trường còn kéo dài so với thời gian ghi trong thông báo. Ban hành thông báo kết quả xét tuyển và nhập học diễn ra chậm so với thời gian quy định. Điều này gây khó khăn cho học viên, bởi vì đa số

các học viên học theo hình thức không tập trung. Ngoài việc học, đa số các học viên phải giải quyết công việc tại cơ quan. Vì vậy, trong thời gian đến Nhà trường cần thực hiện công tác xét tuyển và nhập học theo đúng kế hoạch đã ban hành. Nhằm tạo tính chủđộng trong học tập cho các học viên.

Nhìn chung, công tác Quản lý các hoạt động xét tuyển, tuyển sinh được chú

trọng và đã thực hiện theo đúng quy chế đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh. Tuy nhiên, ngoài các ưu điểm trên, hoạt động xét tuyển, tuyển sinh tồn tại một số hạn chế như: Qui trình công bố kết quả xét tuyển còn chậm so với kế hoạch

ban đầu. Do đặc thù của việc chiêu sinh qua hình thức xét tuyển, nên hồ sơ đủ điều kiện theo qui định thì đồng nghĩa với việc trúng tuyển, nên hoạt động này chưa được quan tâm, chú trọng và xét duyệt kỹlưỡng. Việc xác định lập trường quan điểm, chất

lượng công việc và hướng phấn đấu trong tương lại chưa được quan tâm. Tình trạng học viên không đúng đối tượng vẫn tham gia học trung cấp lý luận chính trị - hành chính vẫn còn diễn ra.

2.5.1.2. Công tác nhập học

Hoạt động tiếp theo của các nội dung quản lý đầu vào đó là quản lý hoạt động nhập học. Các nội dung quản lý hoạt động này bao gồm: Thông báo nhập học; kiểm tra hồsơ, thủ tục nhập học; tổ chức các hoạt động đầu khóa; hoạt động phục vụngười học; bố trí lớp học và bầu Ban cán sự lớp. Kết quảđánh giá cán bộ giảng viên về hoạt

động này được ghi nhận ở bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát vềquản lý hoạt động nhập học

Nội dung đánh giá Mức độđánh giá (%) ĐTB

Rất tốt Tốt Khá Tb Yếu 1. Thông báo nhập học 5,00 25,00 45,00 22,50 2,50 3,13 2. Tiếp sinh, kiểm tra hồ sơ, thủ tục nhập học 2,50 20,00 42,50 35,00 0,00 2,88 3. Tổ chức các hoạt động đầu khóa 2,50 15,00 30,00 42,50 10,00 2,58 4. Hoạt động phục vụ người học 0,00 12,50 27,50 57,50 2,50 2,50 5. Bố trí lớp và chọn cử đội ngũ Ban cán sự lớp 0,00 2,50 40,00 55,00 2,50 2,43

Nguồn: Kết quảđiều tra của tác giả

các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý hoạt động nhập học đều ở mức trung bình. Việc tổ chức các hoạt động đầu khóa, các hoạt động phục vụ người học, việc bố trí lớp học và lựa chọn đội ngũ ban cán sự lớp còn mang tính hình thức. Những tâm tư

nguyện vọng của học viên trong buổi sinh hoạt đầu khóa chưa được Nhà trường quan tâm lắng nghe. Việc đề cử ban cán sự lớp xuất phát từ ý muốn chủ quan của giáo viên quản lý lớp. Qua kết quả điều tra nêu trên có thế rút ra công tác quản lý hoạt động nhập học tại Trường có những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm: Quản lý các hoạt hoạt động nhập học được Nhà trường chú trọng ngay

từ khi học viên nhập học. Việc tiếp sinh, kiểm tra hồsơ, thủ tục nhập học, tổ chức các hoạt động đầu khóa, hoạt động phục vụngười học, việc bố trí lớp và chọn cửđội ngũ

Ban cán sự lớp cơ bản đã tổ chức thực hiện theo đúng quy chếđào tạo.

Hạn chế: Mặc dùđây là các hoạt động có tính chất quan trọng, tuy nhiên kết quả

khảo sát cho thấy việc quản lý các hoạt động này chưa được sự quan tâm đúng mức, nội dung thực hiện còn mang tính hình thức. Các chỉ tiêu đánh giá ở mức trung bình. Các hoạt động: tổ chức các hoạt động đầu khóa, hoạt động phục vụngười học, việc bố

trí lớp và chọn cửđội ngũ ban cán sự lớp được cán bộ quản lý, giảng viên và học viên

được đánh giáở mức độ rất thấp.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)