Tăng cường công tác quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 80 - 84)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Tăng cường công tác quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng làm việc, hệ thống thư viên, giáo trình và các tài liệu phục công tác đào tạo là một trong những yếu tố tác động và ảnh hưởng trực tiếp tiếp đến công việc của đội ngũ cán bộ và giảng viên. Nếu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại giúp công việc thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và ngược lại.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy và học của một trường. Bởi vì trang thiết bị hỗ trợ dạy học tốt, đầy đủ giúp người giảng viên tổ chức quá trình dạy học khoa học, sử dụng các phương pháp mới vào trong quá trình dạy hạy, nội dung bài học được mô phỏng trở nên sinh động gây lôi cuồn người học giảm bớt sự nhàm chán, nhất là học chính trị. Như vậy, thiết bị dạy - học phải đầy đủ và phù hợp, giúp việc triển khai các phương pháp dạy và học một cách hiệu quả.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Thứ nhất, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các mặt hoạt

động về quản lý đào tạo

(1) Kết nối thông tin giữa các trường chính trị tỉnh thành phố và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; nhằm khai thác thông tin dữ liệu phục vụ cho hoạt

động quản lý đào tạo, giảng dạy và học tập. Tạo sự thống nhất trong việc quản lý hồ sơ học viên, tài liệu giảng dạy và học tập. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành: Đảm bảo công tác quản lý, điều hành bằng kỹ

dạy bằng phương pháp hiện đại, có sự hỗ trợ tối đa của các phương tiện, thiết bị hiện

đại.

(2) Tăng cường xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, thư viện điện tử của nhà

trường. Nâng cấp, hiện đại hóa thư viện, phát huy tối đa ưu điểm của nó, đảm bảo học viên có thể tra cứu, tìm kiếm và đọc thông tin cần thiết để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của giảng viên và học tập của học viên. Tiếp tục tăng cường đầu tư, mua

sắm thiết bị, phương tiện giảng dạy hiện đại theo yêu cầu của việc triển khai phương

pháp giảng dạy mới.

Thứ hai, xác định nhu cầu bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của học viện và lập kế hoạch đầu tư, mua sắm.

Xây dựng và triển khai quy chế sử dụng và quản lý, bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của học viện. rà soát tổng thể các nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tổng kiểm kê và đánh giá lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của học viện. Đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống thư viện điện tử cũng như các hình thức chia sẻ thông tin hiện đại khác để tránh phụ thuộc quá nặng vào các điều kiện cơ sở vật chất truyền thống.

Thứ ba: Đảm bảo cơ sở vật chất:

Xây thêm các giảng đường, phòng học, phòng hội thảo, phòng công nghệ thông tin khai thác mạng internet ở các khu ký túc xá của HV; sửa chữa, nâng cấp, trang bị đầy đủ các trang thiết bị ở các phòng học như máy tính, máy Projector, bảng, giấy

bút…phục vụ cho giảng dạy và học tập trên lớp. Cụ thể: Đề nghị tỉnh đầu tư xây

dựng nhà khách từ 08 đến 10 phòng (khoảng 20 chỗ nghỉ) để phục vụ cho cán bộ, giảng viên đến công tác, giảng dạy; xây dựng các công trình thể dục thểthao như nhà

tập luyện thi đấu thể thao, sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí cho cán bộ, viên chức, học viên nhà trường.

ThứTư: Về quản lý và sử dụng hệ thống cơ sở vật chất:

Lãnh đạo Nhà trường xây dựng các kế hoạch, quy chế quản lý, sử dụng, khai thác có hiệu quả các công trình, thiết bị, tài sản, ngân sách của Trường; chống tình trạng lãng phí, thất thoát, sử dụng kém hiệu quả.

Tổ chức tập huấn về sử dụng thiết bị dạy học hiện đại cho toàn thể đội ngũ cán

bộ, giảng viên. Giúp việc vận hành các máy móc thiết bị đúng quy tình, nhằm tăng cường tuổi thọ và giảm hỏng hóc trong quá trình sử dụng.

3.2.7. Tăng cường quản lýcông tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo

3.2.7.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Hoạt động kiểm tra đánh giá là công đoạn cuối cùng của hoạt động đào tạo. Hoạt động kiểm tra đánh giá giúp cho giảng viên xác định mục tiêu đào tạo có phù hợp hay không, kết quả giảng dạy có tốt không. Đánh giá có thể thực hiện đầu quá

trình giảng dạy để tìm hiểu về đối tượng giảng dạy để giảng viên sử dụng phương pháp thích hợp với từng nhóm đối tượng.

Thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá, có thể triển khai trong quá trình dạy và học để tạo những thông tin phản hồi giúp người dạy điều chỉnh quá trình học, đánh giá cuối quá trình để biết kết quả về chất lượng sản phẩm đào tạo.

Qua kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo một số hạn chế bất cập như: lập kế hoạch thi - kiểm tra, thực hiện quy trình coi thi, ra đề thi, chấm điểm còn mang tính hình thức, dễ dãi. Điều này ảnh hướng đến chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo.

3.2.7.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Một là: Cải tiến và hoàn thiện quy trình ra đề thi, tổ chức thi và chấm điểm

Đề kiểm tra định kỳ giao cho các khoa trực tiếp giảng dạy ra và chấm để tiện cho việc theo dõi quá trình học tập của học viên, nhằm có những biện pháp kịp thời

trong việc điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp.

Đề thi hết môn, thi tốt nghiệp các khoa phải xây dựng gửi về Phòng Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, sau đó Phòng Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu khoa học trình Hội đồng khoa học nhàtrường thẩm định và đưavào sử dụng.

Để tổ chức thi, Phòng Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu khoa học lập kế hoạch kiểm tra kết thúc môn học và bố trí lịch thi đúng thời gian quy định. Phòng Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu khoa học chịu trách nhiệm tổ chức, lên lịch thi và tổ chức bốc thăm đề thi, phân công cán bộ coi thi, tổ chức cho giáo viên chấm bài thi lý thuyết, rọc phách, ráp phách, lên điểm. Quy trình này phải thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và quy định phân cấp của Ban

Giám Hiệu Nhà trường. Trước kỳ thi nên tổ chức quán triệt quy chế cho cán bộ, giáo viên và hoc viên, thông báo cụ thể các hình thức xử lý kỹ luật để ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy chế.

Trong khâu tổ chức chấm thi, ngoài việc rọc phách theo yêu cầu, đòi hỏi phải có hai giáo viên chấm thi và bố trí ở hai phòng khác nhau và có sự giám sát của bộ phận thanh tra chấm thi. Sau khi chấm nếu xảy ra chênh lệch điểm phải lập hội đồng đánh giá, tránh tình trạng một người chấm và người kia chỉ việc ký xác nhận. Tổ chức chấm thanh tra lại một số bài thi theo xác xuất để xem độ chính xác của qúa trình chấm và nâng cao trách nhiệm của các cán bộ chấm thi. Tổ chức họp rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp.

Đối với đánh giá kết quả kết thúc khóa học đào tạo, bồi dưỡng cần áp dụng hình thức làm đề án tốt nghiệp và bảo vệ đề án trước hội đồng chấmđề án. Để chống sao chép cần yêu cầu đề án gắn liền với vị trí công tác, đơn vị, địa phương, đồng thời xây dựng, áp dụng phần mềm phát hiện sao chép.

Hai là: Xây dựng ngân hàng đề thi: Tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi theo từng học phần và thường xuyên rà soát điều chỉnh nội dung thi một cách linh hoạt theo yêu cầu nội dung chương trình và gắn với thực tiễn. Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý thi trắc nghiệm qua mạng. Với phần mềm này, giúp việc đánh giá người học sẽ khách quan hơn. Bên cạnh đó, với hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính theo hình thực trực tuyến giúp cho học viên phải đầu tư nghiên cứu, trao đổi thảo luận, chú ý nghe giảng trên lớp thì mới có thể thực hiện được.

Ba là: Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý đào tạo và giảng viên

đối với công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động đào tạo.

Giáo dục ý thức trách nhiệm và tập huấn về các quy định, phương pháp tổ chức ra đề thi, coi thi, chấm thi theo đúng quy chế đào tạo.

Tổ chức quán quán triệt, giáo dục đội ngũ cán bộ, giảng viên nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, qua đó có ý thức trách nhiệm có thái độ đúng đắn trong việc đánh giá nhằm phản ánh đúng thực chất kết quả học tập của học viên. Coi việc đánh giá kết quả học tập là thước đo chính xác kết quả giảng dạy của giảng viên và học tập của học viên. Là cơ sở để nhà trường xem xét kết quả thực hiện mụctiêu, chương trình, nội dung đào tạo. Chất lượng đánh

giá qua thi, kiểmtra phụthuộc rất lớn vào năng lực và ý thứctrách nhiệm của các lực lượng tham gia vào quá trình đánh giá.

Bốn là: Hoàn thiện việc xây dựng chuẩn đầu ra đối với chương trình đào tạo

trung cấp lý luận chính trị - hành chính.

Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thểđảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ,

ngành đào tạo.

Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu chuyên môn của từng ngành đào tạo, Nhà

trường xây dựng và công bố chuẩn đầu ra trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài; thực tiễn đào tạo và điều kiện đặc thù của Trường để bảo đảm chuẩn đầu ra có tính khoa học, thực tiễn và thực hiện được trên thực tế. Chuẩn đầu ra có thể bao gồm:

- Tên ngành đào tạo: tiếng Việt và tiếng Anh;

- Hình thức đào tạo: tập trung hoặc không tập trung.

- Yêu cầu về kiến thức: chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, lý luận…

- Yêu cầu về kỹnăng: Kỹ năng cứng bao gồm các kỹnăng chuyên môn, năng

lực thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề, tổng hợp, lập luận, tư duy…; Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lãnh đạo nhóm, khả năng sử dụng ngoại

ngữ, tin học,

- Yêu cầu vềthái độ:

- Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; - Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ; - Khảnăng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.

- Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp; - Khảnăng học tập, nâng cao trình độsau khi ra trường; - Các chương trình, tài liệu, mà nhà trường tham khảo.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)