Quản lý các điều kiện đào tạo

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 58 - 61)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.5. Quản lý các điều kiện đào tạo

Ngoài việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và không ngừng thay đổi mục tiêu và chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Công tác quản lý các điều kiện đào tạo là một trong những nội dung quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào

tạo của nhà trường. Các hoạt động đào tạo chỉ thực hiện được có hiệu quả khi có sự đảm bảo về các điều kiện vềcơ sở pháp lý, nguồn lực vàcơ sở vật chất hiện đại. Quản

lý các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo trung cấp chính trị - hành chính tại Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam bao gồm các nội dung: Ban hành các văn bản qui định trong hoạt động đào tạo chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính; Qui định thực hiện nề nếp trong dạy và học của giảng viên, học viên; Các qui chế phối hợp giữa đơn

vị đào tạo với các khoa, phòng, ban khác; Kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất. Trong thời gian qua, Nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến công tác này, Nhà trường đã thay đổi toàn bộ các quy chếđào tạo khi áp dụng quy chế mới, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý và đào tạo được nhà trường quan tâm đầu tư đúng mức. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập cho Trường Chính trị được đầu tư xây mới,

nâng cấp, đáp ứng ngày một tốt hơn nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Nhà trường được tỉnh phân bổ ngân sách đầu tư sửa chữa, cải tạo, mua sắm trang thiết bị và xây dựng một số hạn mục công trình và trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác

đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường. Đến nay, 6 phòng học của trường đều được trang bị các máy móc thiết bị hiện đại như máy chiếu, camera, hệ thống âm thanh... Thư

viện có trên 1.000 đầu sách đa dạng, phong phú, cập nhật và được trang bị 15 bộ máy tính nối mạng. Hệ thống internet wireless phủ sóng khắp trường; cảnh quan môi

trường thiết kế hài hòa, “xanh, sạch, đẹp”. Khu nội trú và nhà ăn học viên được nâng cấp, đảm bảo tốt nhu cầu ăn ở, sinh hoạt của học viên. Đến nay Nhà trường đã chấm dứt tình trạng đi thuê cơ sở vật chất của Liên Minh hợp tác xã và Trung tâm dạy nghề

và hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam để tổ chức đào tạo. Để đánh giá hoạt động này, tác giảđiều tra cán bộ, giảng viên tại Trường và thu được kết quả sau:

Bảng 2.11. Đánh giá của cán bộ giảng viên về quản lý các điều kiện đào tạo

Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá (%)

ĐTB Rất

tốt Tốt Khá TB Yếu

1. Văn bản qui định trong

hoạt động đào tạo, 5,00 7,50 45,00 42,50 0,00 2,75

2. Qui định thực hiện hoạt

động trong dạy vàhọc của

G và học viên

0,00 10,00 62,50 27,50 0,00 2,83 3. Qui chế phối hợp giữa

đơn vị đào tạo với các

Khoa, Phòng, Ban 0,00 22,50 40,00 37,50 0,00 2,85 4. Qui trình tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, 0,00 12,50 40,00 47,50 0,00 2,65 5. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng 0,00 32,50 50,00 17,50 0,00 3,15

Nguồn: kết quảđiều tra

Qua kết quả nêu trên cho thấy, các chỉ tiêu đánh giá đạt ở mức trung bình và khá.

Trong các tiêu chí đánh giá thì tiêu chí “Cơ sở vật chất phục vụđào tạo, bồi dưỡng” có

điểm trung bình lớn nhấtvới điểm trung bình đạt 3,15tiêu chí được đánh giá thấp nhất

là “Qui định thực hiện hoạt động trong dạy và học của giảng viên” có điểm trung bình thấp nhất, với điểm trung bình đạt 2,83. Qua kết quả trên cho thấy, trong thời gian qua

Nhà trường đã chú trong đến công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo. Bình quân mỗi năm Nhà trường đầu tư khoảng1 tỷ đồng để đầu tư mua sắm thiết bị và phương tiện dạy học; gồm các trang thiết bị phòng học, tủ hồ sơ, nhất là các đầu sách phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy. Tuy nhiên, việc đầu tư trang thiết bị chưa được cân đối giữa các bộ phận giữa phòng và khoa chưa

được đồng bộ. Công tác quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy họcđược Nhà

trường quản lý thông qua trưởng khoa. Các trưởng khoa giao cụ thể cho cán bộ phụ trách bảo quản. Việc sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học giảng viên được hướng dẫn quy trình sử dụng và bảo quản một cách hiệu quả. Việc giáo viên sử dụng hiệu quảthiết bị dạy họclà rất quan trọng trong công tác đào tạo của nhà trường. Hiện

nay, có một bộ phận giáo viên trong Nhà trường chưa nắm bắt được quy trình sử dụng các máy móc thiết bị, việc ngắt cầu dao tổng sau khi kết thúc buổi học vẫn còn diễn ra.

Việc này làm giảm tuổi thọ của máy móc thiết bị phục vụ công tác giảng dạy tại

Trường. Bên cạnh đó, việc ban hành các quy chế quy định trong hoạt động đào tạo chưa được quan tâm đúng mức, nhà trường chỉ thực hiện các văn bản quy chế do học

viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để thực hiện, Nhà trường chưa xây dựng các quy chế, quy định mang tính đặc thù của Nhà trường. Một số văn bản hướng dẫn về hoạt

động đào tạo, bồi dưỡng thường được triển khai khá chậm. Quy trình tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo đã được ban hành song trong quá trình thực hiện vẫn còn mang tình tự phát và việc triển khai còn mang tính hình thức.

Ngoài ra, để đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, tác giả điều tra ý kiến của 142 học viên đã và đang học tại trường. Kết quả thống kê thông qua Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Kết quả đánh giá của học viên về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB

Rất tốt Tốt Khá Tb Y

Giáo trình, tài liệu tham khảo

tại thư viện 0,00 16,90 24,65 47,89 10,56 3,10

Cảnh quan, không gian môi

trường sư phạm 0,00 35,21 42,25 19,72 2,82 3,16

Không gian phòng học 0,00 38,73 41,55 16,90 2,82 3,11

Hệ thống ánh sáng, âm thanh

trong phòng học 0,00 45,07 21,83 32,39 0,70 2,73

Các phương tiện phục vụ công

tác giảng dạy 0,00 14,08 47,18 36,62 2,11 2,70

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Căn cứ theo kết quả điều tra nêu trên cho thấy, đa số các học viên đánh giá về cơ sở vật chất đào tạo của Nhà trường ở mức độ khá và trung bình. Kết quả này phản ánh đúng thực tế tại Trường hiện nay, các phòng học tại Nhà trường được thiết kế theo phương pháp cũ, có diện tích khá chật hẹp, thiếu ánh sáng. Trong khi mỗi lớp học tổ chức tại Trường có sức chứa trên 70 người, gây ra không khí ngột ngạc trong quá trình học tập của học viên. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy mỗi phòng là 01 máy chiếu và hệ thống âm thanh, nên một số học viên ngồi xa khó nghe và khó nhìn rõ, chưa đầu tư

quyết thủ tục một cửa, phòng thực hành về bộ phận tiếp công dân. Điều này gây khó khăn trong việc áp dụng phương áp giảng dạy hiện đại như: đóng vai, mô hình và hoạt động nhóm. Hệ thống thư viện của Nhà trường mặc dù được đầu tư hàng năm, song số lượng các đầu sách không đủ để học viên mượn học trong suốt khóa học, Hệ thống máy vi tính cũ kỹ, lạc hậu. Dẫn đến việc tìm kiếm thông tin của học viên còn hạn chế. Không gian thư viện nhỏ, không đủ chổ ngồi vào các mùa cao điểm, đặc biệt là giai đoạn các học viên chuẩn bị ôn thi và viết khóa luận tốt nghiệp. Vì vậy, trong thời gian đến Nhà trường cần đầu tư, nâng cấp hệ thống thư viện và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, đặc biệt là đầu tư hệ thống thư viện điện tử và xây dựng mô hình

giảng dạy trực tuyến.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)