Tiếp tục đổi mới cập nhật nội dung đào tạo trung cấp lý luận chính trị-

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 72 - 73)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Tiếp tục đổi mới cập nhật nội dung đào tạo trung cấp lý luận chính trị-

nề nếp, tác phong, lối sống trong các hoạt động quản lý về công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của các học viên.

- Cần tạo nhận thức cho toàn thể cán bộ quản lý, nhân viên và giảng viên xem công tác quản lý đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính là nhiệm vụ chuyên môn của mọi người có nghĩa là mọi người phải tự giác, tích cực, chủđộng trong việc

đổi mới, nâng cao chất lượng đối với công việc được giao; gắn việc cải tiến chất

lượng, hiệu quả công việc của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị với việc đánh giá thi đua, khen thưởng cuối năm để tạo động lực trong mọi thành viên toàn Trường.

- Thường xuyên quán triệt đầy đủ các văn bản của Đảng, của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các văn bản của Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính đến toàn thể cán bộ, giảng viên và học viên của Trường.

-Tăng cường tính tự chủ và ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị: Quán triệt tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công việc của mình ở tất các mặt hoạt động

được giao; thực hiện phương châm dân chủ, kỷcương, tình thương và trách nhiệm.

3.2.2. Tiếp tục đổi mới cập nhật nội dung đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính hành chính

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nội dung chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu công tác cán bộ hiện nay, trang bị cho cán bộ bản lĩnh chính trị vững vàng, kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng thực hành chuyên nghiệp và có thái độ đạo đức cách mạng để đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phù hợp với chương trình xây dựng nông nghiệp nông thôn của tỉnh nhà.

Nội dung chương trình đào tạo là những thành tố cấu trúc của quá trình đào tạo. Nếu nội dung chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp mục tiêu đào tạo cần hướng đến, sẽ tạo tiền đề cho mọi hoạt động trong quá trình đào tạo thực hiện theo đúng hướng mục tiêu đặt ra, đúng theo nội dung chương trình đã quy định. Khi đó, sản phẩm của quá trình đào tạo là những năng lực về nghề nghiệp của học viên được hình thành trong quá trình đào tạo sẽ đáp ứng việc thực thi công vụ một cách hiệu quả nhất.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Nội dung chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị được cải tiến, đổi mới, bổ sung và biên soạn theo hướng rõ hơn về lý luận, sát với đối tượng, phù hợp

với thực tiễn. Ngay đầu khóa học, Nhà trường trang bị cho học viên kiến thức về

quản lý mục tiêu, thái độ, giúp học viên nhận thức đúng về thái độ, trách nhiệm khi tham gia học tập;

Bổ sung các chuyên đề kỹ năng lãnh đạo, quản lý, các chuyên đề thực tiễn về những vấn đề đang đặt ra hiện nay; thường xuyên tổ chức các hội nghị thông tin cập nhật kiến thức mới, chủ trương mới, văn bản pháp luật mới cho học viên.

Đồng thời, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đi nghiên cứu thực tế các mô hình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng. Qua đó, nâng cao phẩm chất, nhân cách người cán bộ và năng lực thực tiễn cho học viên.

Việc đổi mới nội dung phải bảo đảm tính thống nhất và kế thừa: Bảo đảm tính thống nhất về nội dung trong toàn hệ thống học viện. Để phù hợp cho các đối tượng khác nhau, nội dung chương trình được kết cấu thành hai phần: phần kiến thức cơ bản và phần kiến thức bổ trợ. Phần kiến thức cơ bản là bắt buộc đối với mọi đối tượng được đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ cơ sở và cấp huyện, kể cả đối với học viên quốc tế. Do vậy có thể thiết kế phần bắt buộc khoảng 70 – 80% và

phần tự chọn từ 20 - 30% khối lượng kiến thức. Kết cấu này vừa đảm bảo tính thống nhất vừa bảo đảm tính linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng cụ thể đồng thời khuyến khích được sự năng động, sáng tạo và linh hoạt của các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước.

Đổi mới nội dung chương trình phải kế thừa các nhân tố hợp lý của các chương trình cũ đã được sử dụng trong hệ thống của Đảng. Nội dung chương trình phải khái quát được những vấn đề cơ bản của mỗi môn học và cập nhật được các kết quả, thành tựu nghiên cứu mới, ưu tiên đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục sự trùng lắp kiến thức giữa các môn học và lặp lại nội dung giữa các chương trình cao cấp, trung cấp với chương trình Mác - Lênin của các trường đại học trong nước. Đổi mới nội dung chương trình phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn. Bảo đảm tính khoa học là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong đổi mới nội dung chương trình, vì vậy việc đổi mới nội dung yêu cầu bắt buộc phải bảo đảm tính hệ thống, sự gắn bó hữu cơ giữa các phần của chương trình. Kiến thức đưa vào chương trình phải là những vấn đề đã được khẳng định, không đưa những nội dung còn tranh cãi, chưa có sự thống nhất cao. Điều này đòi hỏi nội dung chương trình phải thường xuyên được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật những vấn đề mới đã được thống nhất để tránh lạc hậu và đến một mức độ nào đó việc chỉnh lý, bổ sung, cập nhật không đáp ứng được thì sẽ đặt ra việc đổi mới nội dung của một chu kỳ tiết theo.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)