Quản lý chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 49 - 52)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Quản lý chương trình đào tạo

Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo là một trong những khâu quan trọng trong công tác quản lý hoạt động đào tạotại Nhà trường. Để nâng cao chất lượng đào tạo chương trình trung cấp lý luận chính trị, Nhà trường rất chú trọng đến công tác

quản lý để nâng cao chất lượng thông qua các nội dung: Xác định nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo cho phù hợp từng giai đoạn. Hiện nay, việc quản lý chương trình đào tạo trung cấp lý luận

chính trị - hành chính được thực hiện theo Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG ngày 21

tháng 4 năm 2014 và Quyết định số 3136/QĐ-HVCTQG ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị và trung tâm bồi dưỡng chính trị trong những năm qua không ngừng được cải tiến theo hướng gọn hơn, hiện đại hơn, thiết thực hơn. Nhà trường đã có nhiều cố gắng đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, chủ động biên soạn mới tài liệu nghiên cứu, học tập, lược bớt nội dung không cần thiết hoặc trùng lặp, bổ sung những nội dung thực tiễn, ứng dụng. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cũng xuất phát từ đường lối, chủ trương của Đảng ở từng thời kỳ cách mạng, kết hợp lý luận với tình hình thực tiễn địa phương. Việc quản lý mục tiêu và chương trình đào tạo tại trường Chính trị tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua thực hiện như sau:

Đối với quản lý mục tiêu chương trình đào tạo:

mãn 3 mục tiêu cơ bản sau:

- Về kiến thức: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản và cần thiết về chủ

nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; một số nội dung của khoa học hành chính và kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

- Về kỹ năng: Trang bị chohọc viênbiết vận dụng kiến thức lý luận Mác-Lênin

và đường lối, quan điểm của Đảng vào thực tiễn công tác của mình; một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ vềcông tác Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân nhằm nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn, tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

- Vềthái độ: Góp phần củng cố niềm tin củahọc viên vềchủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.

Quản lý về chương trình đào tạo:

Theo Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG ngày 21 tháng 4 năm 2014 và Quyết định số 3136/QĐ-HVCTQG ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính được tổ chức giảng dạy trong vòng 6 tháng với 1056 tiết. Trong nội dung chươngtrình học, học viên phải trải qua 80 bài học. Hằng năm, Nhà trường thực hiện cải tiến, đổi mới, bổ sung và biên soạn theo hướngrõ hơn về lý luận, sát với đối tượng, phù hợp với thực tiễn.

Hằng năm, Nhà trường tổ chức phổ biến về mục tiêu, quy trình và nội dung đào tạo thông qua kế hoạch đào tạo chung của trường đến toàn bộ cán bộ, giảng viên ngay

từ đầu năm học, triển khai công tác đào tạo đến các phòng, khoa. Ngay đầu khóa học, Nhà trường trang bị cho học viên kiến thức về quản lý mục tiêu, thái độ, giúphọc viên nhận thức đúng về thái độ, trách nhiệm khi tham gia học tập; bổ sung các chuyên đề kỹ năng lãnh đạo, quản lý, các chuyên đề thực tiễn về những vấn đề đang đặt ra hiện nay; thường xuyên tổ chức các hội nghị thông tin cập nhật kiến thức mới, chủ trương mới, văn bản pháp luật mới cho học viên. Đồng thời, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đi nghiên cứu thực tế các mô hình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng. Qua đó, nâng cao phẩm chất, nhân cách người cán bộ và năng lực thực tiễn cho học viên.

-Đánh giá công tác quản lý mục tiêu và chương trình đào tạo của cán bộ và

giảng viên

Để đánh giá về mục tiêu và chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính đang áp dụng tại trường Chính trị Quảng Nam trong thời gian qua được quản lý như thế nào?, mục tiêu và chương trình đào tạo có được cấp nhật hằng năm để đáp ứng yêu cầu đổi với trong hoạt động đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào

tạo hay không?. Tác giả tiến hành khảo sát và thu về 40 phiếu điều tra từ đội ngũ cán bộ giảng viên tại trường và thống kê thông qua bảng 2.5.

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về quản lý mục tiêu và chương trình đào tạo đối với

cán bộ và giảng viên

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB

Rất tốt Tốt Khá Tb Y

I Quản lý mục tiêu đào tạo

1 Quản lý theo sự phân cấp 2,50 15,00 45,00 37,50 0,00 2,83 2 Xây dựng các văn bản hướng

dẫn thực hiện mục tiêu đào tạo 5,00 17,50 42,50 35,00 0,00 2,93

3 Tổ chức triển khai thực hiện mục

tiêu đào tạo theo quy định 5,00 20,00 47,50 27,50 0,00 3,03

4 Có sự điều chỉnh mục tiêu đào

tạo phù hợp 2,50 22,50 45,00 30,00 0,00 2,98

II Quản lý nội dung đào tạo

1 Xây dựng nội dung môn học

theo nội dung phê duyệt 5,00 35,00 52,50 7,50 0,00 3,38

2

Tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng theo đúng nội dung

chương trình khung phê duyệt

0,00 27,50 55,00 17,50 0,00 3,10

3 Kiểm tra, đánh giá việc thực

hiện nội dung đào tạo 0,00 15,00 67,50 17,50 0,00 2,98

4 Kiểm tra điều chỉnh nội dung

đào tạo theo định kỳ 0,00 10,00 52,50 35,00 2,50 2,70

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Qua kết quả điều tra nêu trên cho thấy công tác quản lý mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo tại Trường được đánh giá ở mức độ và khá. Công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình trung cấp lý luận chính trị -hành chính

tại Trường Chính trị Quảng Nam được quan tâm thường xuyên; được thể hiện qua buổi trao đổi hàng tuần ở các khoa, nếu có thay đổi sẽ trình lên Ban Giám hiệu xem xét hiệu chỉnh bổ sung. Các nội dung như: phát triển chương trình, việc rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh chương trình đào tạo được thực hiện định kỳ vào cuối năm học để kịp thời thực hiện cho năm học mới, khóa học mới. Bên cạnh những mặt đạt được, công tác quản lý mục tiêu và chương trình đào tạo vẫn còn một số hạn chế như: Việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện mục tiêu đào tạo; công tác kiểm tra, đánh giá, thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo chưa được thường xuyên; việc tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng theo đúng nội dung chương trình khung phê duyệt chưa được quan tâm hàng đầu; công tác kiểm tra điều chỉnh nội dung đào tạo theo định kỳ nhiều lúc chưa thực hiện đầy đủ. Đây là những nội dung quan trọng và ảnh hưởng đến

chất lượng đầu ra. Vì vậy, trong thời gian đến trường cần quan tâm chỉ đạo thực hiện việc hoàn thiện mục tiêu và chương trình đào tạo.

- Kết quả đánh giá của học viên

Ngoài kết quả đánh giá của đội ngũ cán bộ, giảng viên tại Nhà trường, kết quả khảo sát 142 học viên đã và đang học tại trường thu được kết quả tại Bảng 2.6

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá của học viên về mục tiêu và chương trình đào tạo

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB

Rất tốt Tốt Khá TB Y

1. Mục tiêu đào tạo rõ ràng và

phù hợp với yêu cầu thực tiễn 0,00 39,44 28,87 28,87 2,82 3,05 2. Cấu trúc chương trình đào

tạo mềm dẻo, tạo nhiều thuận lợi cho HV

0,00 21,83 47,18 28,87 2,11 2,89

3. Chương trình đào tạo có khối lượng kiến thức vừa phải so với thời lượng quy định.

0,00 19,01 28,87 47,89 4,23 2,63

4. Tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết

và thực hành 0,70 1,41 10,56 14,79 0,70 2,53

Nguồn: Kết quảđiều tra của tác giả

Thông qua bảng số liệu nêu trên, ngoài tiêu chí “Mục tiêu đào tạo rõ ràng và phù hợp với yêu cầu thực tiễn” được học viên đánh giá ở mức độ khá, với điểm trung bình

là 3,05. Các tiêu chí còn lại, đa số các ý kiến đánh giá của học viên ở mức độ khá và

trung bình. Riêng tiêu chí “Tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành”được đánh giá ở

mức độ rất thấp, có giá trị trung bình bằng 2,53. Điều này chứng tỏ rằng, tỷ lệ phân bổ

thời gian giữa lý thuyết và thực hành chưa hợp lý, các học phần giảng dạy nặng về lý thuyết hàn lâm, thiếu tính thực tiễn. Bên cạnh đó, trong vòng 6 tháng học viên phải tham gia học 1056 tiết với 80 bài học là quá tải. Tuy nhiên, đây là qui định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trong thời gian đến, Nhà trường cần có giải pháp kiến nghị phân bổ chương trình hợp lý, tránh tình trạng chương trình trùng lắp giữa các hệ đào tạo,tăng cường thời lượng thực hành thông qua các hoạt động thảo luận, đóng vai,

liên hệ thực tếđể viết tiểu luận môn học, đi thực tế tại đơn vị. Nhằm góp phần làm cho học viên giảm sựcăng thẳng và nhàm chán trong quá trình học.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)