Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 52 - 57)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên

2.5.3.1. Về công tác quản lý hoạt động lên lớp của giảng viên

Căn cứ vào chương trình đào tạo, Phòng Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu khoa học phối hợp với các khoa, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy ngay từ đầu năm học. Nhà trường đã thực hiện việc bố trí kế hoạch giảng dạy các học phần tương đối hợp lý. Mỗi học phần, nhà trường bố trí 02 giảng viên tham gia giảngdạy. Công tác phân công giảng viên giảng dạy được thực hiện tương đối hợp lý và khoa học. Công tác

kiểm tra hồ sơ bài giảng của giảng viên được thực hiện xuyên suốt trong quá trình giảng dạy. Trong quá trình thực hiện giảng dạy, giảng viên soạn giáo án đúng theo 5 bước của tiến trình lên lớp gồm: ổn định lớp, kiểm tra đầu giờ; giảng bài, củng cố bài và hướng dẫn học viên tự học. Nội dung các bài giảngđã được giảngviên biên soạn khá kỹ lưỡng và được hội đồng khoa học nhà trường tổ chức thẩm định trước khi giảng dạy. Nội dung bài giảng được giảngviên biên soạn đảm bảo theo các yêu cầu cơ bản theo đúng chương trình đào tạo và bồi dưỡng chính trị nói chung và trung cấp lý luận chính trị - hành chính

nói riêng gồm: Tính tư tưởng; tính khoa học; tính thực tiễn; tính phê phán. Để đánh giá công tác quản lý hoạt động lên lớp của giảng viên đối với các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại trường, tác giả điều tra thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Bảng đánh giá kết quả của cán bộ và giảng viên về công tác quản lý hoạt

động lên lớp của giảng viên

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB

Rấttốt Tốt Khá TB Y

1 Phân công giảng dạy hợp lý 22,50 40,00 30,00 5,00 2,50 3,75 2 Kiểm tra hồ sơ bài giảng GV 2,50 20,00 45,00 32,50 0,00 2,93 3 Theo dõi việc thực hiện quy

chế, giờ giấc lên lớp của GV 7,50 15,00 32,50 45,00 0,00 2,85

4 Dự giờ, đánh giá chất lượng

giảng dạy định kỳ 0,00 7,50 37,50 52,50 2,50 2,50

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Căn cứ theo kết quả điều tra nêu trên cho thấy, kết quả đánh giá của cán bộ và giảng viên về công tác quản lý hoạt động lên lớp của giảng viên đối với chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại Trường có mức điểm đánh giá tương đối thấp, cụ thể có 01 tiêu chí đánh giá xếp loại tốt (phân công giảng dạy hợp lý); các tiêu chí còn lại đánh giá ở mức độ khá và trung bình. Riêng tiêu chí “ Dự giờ, đánh giá chất lượng giảng dạy định kỳ” có điểm số trung bình rất thấp (2,50).

Qua kết quả này cho thấy, trong thời gian qua công tác quản lý hoạt động lên lớp của giảng viên đã đạt được những ưu điểm như: Công tác phân công giảng dạy hợp lý, giảng viên đã thực hiện việc soạn giáo án và thực hiện việc phương pháp giảng dạy tích cực đã mang lại hiệu quả, công tác dự giờ đánh giá chất lượng được triển khai theo định kỳ. Bên cạnh đó, công tác này còn một số hạn chế cần phải khắc phục như: Công tác theo dõi việc thực hiện quy chế giờ giấc lên lớp chưa sâu sát; chưa thực hiện việc dự giờ đột xuất để đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên. Việc giảng dạy còn nặng về lý thuyết và thiếu các hoạt động thực hành và liên hệ thực tiễn.

2.5.3.2. Về quản lý hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa học

Thay đổi phương pháp giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa học là nội dung quan trọng đối với giảng viên và công việc này cần được triển khai thực hiện nghiêm túc để nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động

này, lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy và tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học đến từng khoa và từng cán bộ giảng viên ngay từ đầu năm học. Từ năm 2012 đến nay, các đơn vị, cá nhân trong nhà trường đã

triển khai thực hiện 13 đề tài khoa học, tổngkết thực tiễn, trong đó 01 đề tài cấp tỉnh, 7 đề tài cấp trường, 5 đề tài cấp khoa. Các đề tài khoa học, tổng kết thực tiễn nói trên được triển khai nghiên cứu và quản lý theo quy định chung của nhà nước và quy chế nội bộ của trường, đảm bảo tiến độ và cơ bản đảm bảo chất lượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, theo quy chế mỗi giảng viên phải thực hiện nhiệm vụ đi nghiên cứu thực tế tại cơ sở và thực hiện nghiên cứu khoa học. Theo thống kê từ phòng Nghiên cứu khoa học - thông tin - tư liệu, từ năm 2012 đến nay, đội ngũ giảng viên nhà trường đã thực hiện hơn 17 đề tài nghiên cứu thực tế ở cơ sở, tạo ra nguồn tư liệu phong phú phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn của Nhà trường. Kết quả nghiên cứu thực tế được báo cáo bằng văn bản, được Hội đồng khoa học trường thông qua. Ba năm qua, nhà trường phát hành 6 số nội san với 154 bài viết, cũng như đã tổ chức được nhiều cuộc hội thảo khoa học như “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị”, “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh và trung tâm

bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố”... Các khoa đều tổ chức sinh hoạt khoa học theo

chuyên đề được tổ chức định kỳ 6 tháng 01 lần. Có thể nói thông qua hoạt động nghiên cứu đề tài khoa học, tổng kết thực tiễn, đi thực tế tại cơ sở, hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên đề … đã giúp đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường cập nhật thêm

nhiều kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm, vốn sống, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên nói chung và đào tạo trung

cấp lý luận chính trị - hành chính nói riêng. Trường cũng đã ban hành quy chế nghiên cứu khoa học, tạo ra cơ sở pháp lý và từng bước chuẩn hóa, quy trình hóa hoạt động nghiên cứu khoa học. Hàng năm, Nhà trường đã chủ động xây dựng định hướng, kế hoạch nghiên cứu khoa học bài bản, chi tiết; ban hành các văn bản cần thiết để hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Lực lượng cán bộ, giảng viên ngày càng trưởng thành, trình độ và phương pháp nghiên cứu ngày càng được nâng lên. Kinh phí đầu tư cho công tác

nghiên cứu khoa học cơ bản đảm bảo.

Song song với hoạt động nghiên cứu khoa học, việc đổi mới phương pháp giảng dạy được Nhà trường tích cực tiến hành đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị một cách khá hiệu quả, đem lại những kết quả khả quan. Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam đã từng bước chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động “thầy giảng, trò ghi” sang phương pháp giảng dạy tích cực “thầy hướng dẫn trò, trò chủđộng tư duy”. Đa số

học viên. Với sựhướng dẫn nhiệt tình của giảng viên, các giờ thảo luận và tự học bước

đầu phát huy được tính tích cực, tính chủ động sáng tạo và nâng cao khả năng tự

nghiên cứu của học viên. Đa số các giảng viên đã sử dụng sơ đồ, biểu đồ, máy chiếu

đa năng projector… Để sử dụng máy chiếu projector và soạn bài theo giáo án điện tử, giảng viên phải có nhận thức sâu sắc, có khả năng khái quát cao và sử dụng thành thạo

máy vi tính. Qua đó, tác phong làm việc của giảng viên cũng thay đổi theo hướng hiện

đại và cập nhật hơn. Điều này cho phép giảng viên khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên từ nguồn Internet, giúp học viên tăng khảnăng tiếp thu kiến thức. Ngoài việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ giảng dạy, nhiều giảng viên còn sử

dụng những phương pháp mới phù hợp với nội dung và từng đối tượng người học. Chẳng hạn như tổ chức cho học viên tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử… sau đó

mỗi học viên viết bài thu hoạch liên quan tới nội dung bài học.

Để đánh giá hoạt động này, tác giả điều tra thu được kết quả sau:

Bảng 2.8. Bảng đánh giá kết quả của cán bộ và giảng viên về công tác đổi mới phương

pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB

Rất tốt Tốt Khá TB Y

Tổ chức hội thảo, trao đổi về

phương pháp giảng dạy ở cấp độ khoa và nhà trường

22,50 40,00 30,00 5,00 2,50 3,75

Chỉ đạo và quản lý GV cải tiến

phương pháp giảng dạy 2,50 20,00 45,00 32,50 0,00 2,93

Tổ chức dự giờ, đánh giá công tác

đổi mới phương pháp giảng dạy 7,50 15,00 32,50 45,00 0,00 2,85 Hoạt đồng nghiên cứu khoa học 0,00 7,50 37,50 52,50 2,50 2,50

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Thông qua Bảng số liệu nêu trên cho thấy 4 tiêu chí đánh giá hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa học, Tiêu chí được đánh giá ở mức tốt là “Tổ chức hội thảo, trao đổi về phương pháp giảng dạy ở cấp độ khoa và nhà trường” với điểm số trung bình đạt 3,75. Các tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức độ khá và trung bình. Tiêu chí được đánh giá thấp nhất là “Hoạt động nghiên cứu khoa học với điểm trung bình là 2,5. Kết quả điều tra này đã phản ánh đúng với thực tiễn của Nhà trường trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên hiện nay. Các đề tài nghiên cứu thiếu tính thực tiễn, chưa có sự đầu tư theo chiều sâu, chủ yếu thực hiện nghiên cứu định tính mang tính giải pháp và kiến thức hàn lâm,

chưa thực hiện việc điều tra khảo sát và chạy mô hình nghiên cứu. Việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học tại Nhà trường chủ yếu tập trung vào những cá nhân đăng ký

chiến sỹ thi đua. Bởi vì không có đề tài nghiên cứu khoa học không công nhận chiến sĩ thi đua. Hoạt động thay đổi phương pháp giảng dạy chỉ tập trung vào những tiết dạy có dự giờ, những tiết dạy trong các buổi hội thảo, trong các đợt thi giáo viên dạy giỏi.

Việc tổ chức hội thảo, trao đổi về phương pháp giảng dạy chủ yếu ở cấp trường, tổ chức mỗi năm một lần. Các hoạt động này ít tổ chức còn ở cấp khoa, tổ bộ môn. Đa số các giảng viên đều sử dụng phương pháp truyền thống có sự hỗ trợ của máy móc thiết bị giảng dạy. Đa số các giảng viên sử dụng giáo án điện tử vẫn còn một số hạn chế nhất định. Nội dung bài giảng mang nặng lý thuyết, thiếu hình ảnh và phim tài liệu để minh họa,nhằm tạo sự cuốn hút học viên trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, Nhà

trường chưa xây dựng được quy chế và tạo động lực, khuyến khích phong trào nghiên cứu khoa học; việc tạo điều kiện hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho giảng viên như: chế độ nhuận bút, kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở... chưa được chú trọng. Để hoạt động nghiên cứu khoa học trong thời gian đến được triển khai mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của tất cả các cán bộ và giảng viên của nhà trường cần sớm ban hành quy chế về hoạt động nghiên cứu khoa học. Tranh thủ cơ hội, đăng ký các công trình nghiên cứu cấp tỉnh để vừa có nguồn kinh phí hoạt động vừa giúp cho đội ngũ cán bộ giảng viên mở rộng hướng nghiên cứu và tiếp cận.

2.5.3.3. Đánh giá của học viên về chất lượng đội ngũ giảng viên

Chất lượng đội ngũ giảng viên là nhân tố quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Ngoài việc phân tích về công tác quản lý hoạt động của giảng viên như đã phân tích trên, đã phần nào đánh giá về thực trạng công tác quản lý giảng viên nói chung và đánh giá chất lượng giảng viên nói riêng đã được nhà tường tổ chức triển khai thực hiện khá nghiêm túc trong thời gian qua. Tuy nhiên, để có đánh giá khách quan về chất lượng giảng viên tại trường, tác giả khảo sát người học thu về 142 phiếu điều tra và thống kê thông qua bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9. Đánh giá của học viên về chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB

Rất tốt Tốt Khá Tb Y

Về kiến thức chuyên môn của

giảng viên 2,82 40,14 21,13 34,51 1,41 3,08

Phương pháp sư phạm của

giảng viên 1,41 15,49 41,55 33,10 8,45 2,68

Tinh thần, thái độ trong quá

trình giảng dạy 0,00 16,20 25,35 51,41 7,04 2,51

Tuân thủ giờ lên lớp và kế

hoạch giảng dạy 0,00 12,68 42,96 35,21 9,15 2,59

Công tác đánh giá của giáo

viên đối với học viên 0,00 16,90 24,65 47,89 10,56 2,48

Qua kết quả điều tra cho thấy, học viên đánh giá kiến thức, phương pháp sưphạm và tinh thần thái độ trong quá trình giảng dạy ở mức khá, với điểm trung bình đạt 3,08. Các chỉ tiêu còn lại đánh được học viên đánh giá ở mức độ trung bình. Tiêu chí tuân thủ về giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy cũng như công tác đánh giá của giảng viên đối với học viên

ở mức khá. Riêng tiêu chí công đánh giá của giáo viên đối với học viên chođiểm số trung bình thấp nhất (ĐTB = 2,48). Qua kết quả trên cho thấy công tác quản lý thời gian và đánh giá kết quả học tập của học viên còn lỏng lẽo, tình trạng cho học viên về sớm. dạy thiếu tiết vẫn còn diễn ra thường xuyên, Đối với các lớp học vào cuối tuần, nhiều giáo viên thực hiện dạy theo kiểu “cuốn chiếu” để cho học viên được nghỉ ngày chủ nhật. Việc này làm cho khả năng tiếp thu của học viên hạn chế. Công tác đánh giá của đa số các giảng viên đối với học viên chưa đảm bảo tính công bằng, thường thực hiện theo hình thức chiếu lệ, qua loa, chưa đảm bảo tính công bằng và khách quan và chưa được quan

tâm trong quá trình quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên. Một số giảng viên có tinh thầnvà thái độ giảng dạy chưa tốt, khả năng truyền đạt còn hạn chế, chưa cuốn hút học viên theo dõi và lắng nghe. Vì vậy, trong thời gian đến ngoài việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, Nhà trường cần quản lý chặt chẽ hơn nữa về thời gian lên lớp và tiến độ giảng dạy của giảng viên theo kế hoạch, tăng cường công tác quản lý việc đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua hình thức chấm chéo. Cần thực hiện theo phương châm, một giảng viên phải nghiên cứu nhiều môn và một môn học có nhiều giảng viên giảng dạy và tiến tới hình thức học viên được quyền lựa chọn giảng viên giảng dạy.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)