8. Cấu trúc của luận văn
1.4.4. Quản lý các hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên
1.4.4.1. Quản lý hoạt động giảng dạy
Dạy là quá trình tổ chức truyền tải kiến thức của giảng viên đến học viên. Vấn đề đặt ralà phải quản lý hoạt động dạy như thế nào để đảm bảo mục tiêu đào tạo đạt hiệu quả. Quản lý hoạt động dạy của giảng viên ở trường chính trị nói riêng và các cơ sở đào tạo nói chung,bao gồm các hoạt động sau:
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của toàn thể đội ngũ giảng viên (GV) và của từng giảng viên.
- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá được kết quả thực hiện việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm của toàn thể đội ngũ GV và của từng giảng viên.
- Xác định được các ưu, khuyết điểm, đánh giá được sự tiến bộ về các mặt chính trị- tư tưởng, phẩm chất đạo đức của từng giảng viên, đề ra các chính sách phù hợp, kịp thời để khuyến khích, phát huy khả năng của đội ngũ giảng viên.
- Kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính - tổ chức với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy tốt, hướng dẫn các giảng viên lập kế hoạch thi đua phấn đấu trở thành giảng viên dạy giỏi.
- Tổ chức và hướng dẫn học viên đóng góp ý kiến về tình hình giảng dạy, giáo dục của giảng viên bằng hình thức phiếu thăm dò được thiết kế sẵn hoặc tập hợp ý kiến góp ý thông qua sinh hoạt lớp.
- Định kỳ tổ chức dự giờ trên lớp, tổ chức trao đổi và rút kinh nghiệm kịp thời.
Nội dung quản lý này bao gồm: Quản lý mục tiêu môn học; Quản lý kế hoạch giảng dạy của Khoa; Quản lý kế hoạch giảng dạy của giảng viên; Quản lý kế hoạch chuyên môn khác ngoài giảng dạy của Khoa; Quản lý kế hoạch chuyên môn khác ngoài giảng dạy của giảng viên; Quản lý kế hoạch tham gia các hoạt động NCKH.
Quản lý hoạt động giảng dạy của GV là quản lý việc chuẩn bị hồ sơ giảng dạy của GV; Quản lý các hoạt động chuyên môn; Quản lý hoạt động giảng dạy của GV; hoạt động
hướng dẫn người học; Hoạt động kiểm tra, đánh giá của GV đối với người học
1.4.4.2. Quản lý hoạt động học của học viên
Mục tiêu quản lý hoạt động học tập của học viên xuất phát từ mục tiêu đào tạo của nhà trường. Quản lý hoạt động học tập của học viên bao gồm: quản lý việc chuẩn bị bài của học viên, quản lý hoạt động trên lớp của học viên, quản lý hoạt động ngoại khóa của học viên, quản lý hoạt động tự học của học viên, quản lý hoạt động chính trị
- xã hội, đoàn thể của học viên và quản lý hoạt động thi, kiểm tra của học viên.
Để vận hành một chương trình đào tạo, bồi dưỡng đòi hỏi phải có các qui chế
hoặc các hướng dẫn có liên quan nhằm giúp cho các đối tượng tham gia thực hiện các mục tiêu, qui định của chương trình đó. Đối với các học viên, việc thực hiện nội qui, qui chế còn xem xét dưới góc độ của người cán bộ, đảng viên thực hiện nhiệm vụ của mình cho nên quản lý việc thực hiện nội qui, qui chế của người học còn được chú
trọng hơn nữa. Quản lý hoạt động này tại các cơ sởđào tạo nói chung và trường chính trị nói riêng, bao gồm: Xác định mục tiêu khóa học; động cơ học tập, rèn luyện của
người học; việc thực hiện nội qui, qui chế đào tạo, bồi dưỡng của người học; chấp hành kỷ luật; ý thức tự học; ý thức tự rèn luyện.
Để quản lý tốt hoạt động học tập của học viên cần sử dụng các biện pháp sau:
- Tổ chức điều tra cơ bản học viên khi mới vào trường để nắm được trình độ năng lực và các đặc điểm tâm lý cá nhân trên cơ sở đó mà phân loại đối tượng để phân bổ vào các lớp cho phù hợp.
- Hướng dẫn và tổ chức cho học viên xây dựng kế hoạch phấn đấu theo tiêu chuẩn học tốt sau từng kỳ, năm học, trên cơ sở đó hướng dẫn, giúp đỡ từng cá nhân tự phấn đấu học tập để đạt được mục tiêu đào tạo.
- Phối hợp chỉ đạo các lực lượng, các chủ thể giáo dục trong nhà trường (các tổ chức sư phạm, các tổ chức chính trị, đoàn thể…) trong công tác giáo dục và quản lý học viên.
- Xây dựng và quán triệt các văn bản pháp quy, các quy định về vấn đề tự học đối với học viên. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh với kỷ luật tự giác và tinh thần trách nhiệm sâu sắc, xây dựng mối quan hệ cộng tác giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau.
- Đa dạng hóa các loại hình tự học thông qua các hình thức hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ…
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá nề nếp tự học của học viên theo định kỳ hoặc đột xuất.