Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động của giảng viên

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 73 - 77)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động của giảng viên

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Mục tiêu cuối cùng của hoạt động đào tạo là nâng cao chất lượng đào tạo. Song chất lượng đào tạo phụ thuộc chủ yếu vào quá trình giảng dạy của giảng viên.

phương pháp học tập của học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Một là: Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Quản lý hiệu quả việc thực hiện các nội dung cơ bản của hoạt động dạy học, trong đó chú trọng quản lý việc thực hiện các quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đối với giảng viên trường chính trị cấp tỉnh. Việc thực hiện về hồ sơ sổ sách chuyên môn, quản lý quá trình tổ chức lớp học, quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học viên mà giảng viên thực hiện theo quy định. Trên cơ sở các quy định của Trung ương, Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Nam, Nhà

trường xây dựng các tiêu chí đánh giá việc thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên về khối lượng, chất lượng công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Chỉ đạo các Phòng, Khoa, triển khai thực hiện kế hoạch công tác cho đơn vị và cá nhân dựa trên kế hoạch đào tạo của nhà trường. Trưởng khoa có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện và theo dõi toàn bộ quá trình giảng dạy của từng giảng viên và

kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên.

Chỉ đạo Phòng Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu khoa học thực hiện việc giám sát thực hiện cùng với Ban Thanh tra làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động dạy học của giảng viên về việc giờ giấc làm việc để đảm bảo tính nghiêm túc, khách

quan, công bằng.

Phòng Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, Ban Thanh tra, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình, các quy định về hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua tiến độ giảng dạy, hồ sơ giảng dạy, kế hoạch giảng dạy và dự giờ, thao giảng đạt kết quả. Tiến hành tổng kết, đánh giá, khen thưởng cá nhân, đơn vị có thành tích tốt, phê bình, nhắc nhở, xử lý kỹ luật cá nhân, bộ phận vi phạm, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động dạy học của giảng viên.

Hai là: Về đổi mới phương pháp giảng dạy

Đổi mới phương pháp giảng dạy trong khoa học giáo dục nói chung, cũng như công tác giáo dục lý luận chính trị nói riêng đã và đang đặt ra và đòi hỏi cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, khắc phục tình trạng thuyết trình đơn điệu như hiện nay. Để có thể áp dụng các phương pháp dạy học mới, đòi hỏi cần xây dựng và tăng cường công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đào tạo lại và đào tạo suốt đời. Trong thời gian đến, đối với chương trình trung cấp lý luận chính trị, nhà trường nên sử dụng các phương pháp sau:

- Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng dạy học nêu vấn đề và

giải quyết vấn đề.

Dạy học nêu vấn đề là phương pháp giảng dạy dễ áp dụng nhất trong việc giảng dạy lý luận chính trị hiện nay. Phương pháp này xuất phát từ luận điểm cho rằng con người chỉ tích cực tư duy khi ở vào hoàn cảnh có vấn đề nảy sinh, khi con người phát hiện các mâu thuẫn của lý thuyết hay thực tế mà tư duy cũ không giải quyết một

cách tốt nhất. Dạy học nêu vấn đề là một thành tựu mới của lý luận dạy học, đó là

bướctiếncủa khoa học sư phạm từ cổ điển sang hiệnđại. Thực chấtcủa kiểu dạyhọc

này là một chuỗi tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của người học nhằm

giúp họ độc lập giải quyết các vấn đề học tập. Dạy học nêu vấn đề là hoạt động có

chủ đích của GV bằng cách đặt vấn đề học tập và tạo ra các tình huống có vấn đề, hướng dẫn người học học tập nhằm giải quyết các vấn đề học tập, tạo điều kiện cho việclĩnh hội tri thức mới và hành động mới, hình thành năng lực sáng tạo cho người học.Vấnđề nêu ra trong học tập và giảngdạy có thể làmột câu hỏi,một luận đềphải chứng minh, lý giải hay bác bỏ. Vấn đề học tập được đặt ra khi giảng bài, tọa đàm,

khi người họcnghiên cứu tài liệu, giáo trình.

- Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng dạy và học theo nhóm

hợp tác.

Dạy, học theo nhóm nhỏ hay nhóm hợp tác là phương pháp giảng dạy phổ biến ở nhiều trường đại học trên thế giới. Đối với chúng ta, khái niệm làm việc nhóm đã đượcnói đến nhiềunhưng nó vẫn chỉđược “nghenói” chứ chưa đượcthựchiện theo

đúng nghĩa. Học tập nhóm là một cách thức học tập mà theo cách đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập, cùng trao đổi để có thêm thông tin từ nhiều phía. Điều đó rất phù hợp trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ

sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Làm việc theo nhóm nhỏ trong và ngoài

giờ học là một phần bổ sung quan trọng cho các bài giảng, giúp học viên nắm vững

các khái niệm và áp dụng vào các tình huống cần đến các kỹnăng suy nghĩ, đào sâu

vấnđề. Các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng, cho dù nội dung môn học như thế nào thì người học làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng học được nhiều hơnnhững gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thứcdạyhọc khác.

Phương pháp dạyhọc theo nhóm rèn luyệnrất tốt cho người học khả năng phát

biểu trước đám đông, điều mà đasố HV ngày nay rất yếu. Không những thế, nó còn rèn luyệnngười học kỹnăng sống hòa đồng trong tập thể, biết lắngnghe người khác nói. Qua sinh hoạt nhóm, tình đoàn kết sẽ được tăng lên nhờ thông hiểu nhau. Và

nhóm. Đấy là tiền đề nâng cao tính kỷ luật, tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê

củangười lãnh đạo, quản lý.

- Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tổ chức cho người học thuyết trình.

Phương pháp tổ chức cho người học thuyết trình hay thảo luận theo nhóm lớn, Xêmina là phương pháp giảng dạy và học tập được sử dụng nhiều ở các nước trên thế giới. Thuyết trình là một kỹ năng rất quan trọng trong quá trình học tập. Nó giúp cho

ngườihọcchứng tỏ cho mọingười thấy mình có khảnăng nghiên cứuvà khảnăng diễn giảitốt thế nào. Thuyết trình là hình thức học tập mà trong đó người họcthảo luận các vấn đề khoa học hay thực tiễn đã tự tìm hiểu được, dưới sự hướngdẫn của một giảng

viên am hiểuvềlĩnhvựcđó.Nếu trong diễngiảng,sựhoạt độngnhiềuở phía giảng viên

thì trong thuyết trình tính năng động, tích cực của học viên được phát huy cao hơn nhiều. Ởđâyngười học được nghiên cứu tài liệumớimột cách khoa học biết phân tích

phê phán những ý kiến khác nhau trướcmộtchủđề nêu ra, biếtlậpluậnđể bảovệ ý kiến của mìnhtrước tập thể, có dịp để suy nghĩ về một vấn đề dưới nhiều góc độ, làm nảy

sinh các thắc mắc,kích thích sự tìm tòi sâu sắc. Vì vậy, người ta xem thuyế ttrình là phòng “thínghiệm sáng tạo”, là “vườnươm” các nhà khoa học trẻ tuổi.

- Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng sử dụng phương pháp thuyết trình kếthợpvới giáo án điệntử.

Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, cần đổi mới phương pháp thuyết trình với việc kết hợp nhiềuphương pháp khác như:thuyết trình kết hợp vớigiải quyếtvấn đề, thuyết trình

vớithảo luận nhóm, thuyết trình kết hợp vớigiảng dạy theo giáo án điện tử… Trong

đó thuyết trình kết hợp với việc sử dụng giáo án điện tử là một giải pháp. Để thực hiệnphương pháp giảngdạy trên phảithựchiện hai yêucầu sau:

Xây dựng giáo án điện tử bảo đảm tính khoa học và tính sư phạm. Muốn vậy,

khi thiết kế giáo án điện tử phảibảo đảm các yêu cầu về mặtnội dung, hình thức các trang trình chiếu, màu sắc, cáchsử dụng các hiệu ứng,bốcục…;

Việc xây dựng được giáo án điện tử bảo đảm tính khoa học và tính sư phạm mới là điều kiện cần, nhưng chưa đủ, điều quan trọng là GV cần phải biết kết hợp thậtnhuầnnhuyễn giữaphương pháp giảngdạythuyết trình với giáo án điệntử. Điều

này đòi hỏi GV phải sử dụng thành thạo máy vi tính và máy chiếu đồng thời phải nhận thức thấu đáo nội dung bài giảng, có khả năng khái quátcao, tư duy và phong cách làm việc theo hướng hiện đại, có sự giao tiếp giữa giảng viên và học viên năng động và hiệuquả hơn.

Ba là: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

viên về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm hiện đại; đảm bảo nguyên tắc giảng viên trong các cơ sở đào tạo công chức hành chính phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn đang giảngdạy.

- Xây dựng chính sách thu hút cán bộ, đội ngũ giảng viên giỏi làm nòng cốt: Chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính, đối tượng chủ yếu là cán bộ thuộc diện quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo ỏ cơ sở. Đội ngũ giảng viên

càng phải là người uyên thâm về kiến thức, giàu kinh nghiệm thực tiễn. Trong thời gian tới, nhà nước cần sớm kiện toàn, bổ sung đội ngũ giảng viên mang tính chuyên

nghiệp, được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành và đã trải nghiệm từ thực tiễn, tận tâm với nghề, có năngkhiếu giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học để chủ động thực hiện kế hoạch đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại Trường.

Xây dựng cơ chế, chính sách cử giảng viên đi thực tế ngắn hạn hoặc dài hạn ở cơ sở để cập nhật kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Hiện nay, trên phạm vi cả nước nói chung cũng như ở tỉnh Quảng Nam nói riêng, hình thức này chưa phát huy đầy đủ mặt tích cực của nó, bởi các cơ sở đào tạo chưa thực sự chú trọng đến việc cử giảng viên đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở, hoặc nếu có thì vẫn mang nặng tính hình thức, kém hiệu quả. Vì vậy, cần quy định thành chế độ bắt buộc và đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu thực tế của giảng viên.

Thường xuyên tổ chức hoạt động chuyên môn ở các khoa, phòng định kỳ. Xác

định cấp khoa là đơn vị chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức trách và Qui chế của Học viện, của trường qui định. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa

họcvà viết tin, bài.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)