Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 38 - 41)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam

Vịtrí địa lý

cảnước, có tọa độđịa lý từ 14057’10’’đến 16o03’50”vĩ độ Bắc, từ số 107o12’40”đến 108o44’20”kinh độ Đông. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 883 km về hướng Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 887 km vềhướng Nam theo Quốc lộ 1A.

- Phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phốĐà Nẵng. - Phía Nam giáp với tỉnh Quảng Ngãi và Kom Tum.

- Phía Tây giáp với Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum. - Phía Đông giáp Biển Đông.

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.057.474 ha. Toàn tỉnh có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An), 01 thị xã (Điện Bàn) và 15 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông

Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh), với 244

đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 207 xã, 25 phường và 12 thị trấn.

Phía đông có bờ biển chạy dài trên 125 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn

40.000 km2 hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong phú để phát triển nghề khai thác thủy sản.

Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Miền Trung, phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp khu kinh tế Dung Quất, có sân bay, cảng biển, đường Xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và có tầm quan trọng trong an ninh, quốc phòng.

Khí hậu

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,4oC,

mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20oC. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng và tập trung vào

các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông.

Đặc điểm địa hình

Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như: núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao

1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Lĩnh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum và là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dải cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.

Dân số

Qua kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số tỉnh Quảng Nam thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 là 1.495.812 người, nữ giới có 760.226 người chiếm hơn 50,8%; nam giới có 735.586 người, chiếm 49,2%. Như vậy, Quảng Nam là tỉnh đông dân thứ 18/63 tỉnh thành và đứng thứ 3 trong khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Số người sống ở khu vực thành thị có 379.638 người, chiếm 25,36% tăng 6,8% so với năm 2009, dân số thành thị tăng chủ yếu do thành lập thị xã Điện Bàn và thành lập thị trấn Phú Thịnh huyện Phú Ninh; khu vực nông thôn có 1.116.174 người, chiếm 74,64% tổng dân số.

Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683 ha được hình thành từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá,... Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản. Trong tổng diện tích 1.040.683ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (49,4%), kế tiếp là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất chuyên dùng. Diện tích đất trống đồi trọc, đất cát ven biển chưa được sử dụng còn chiếm diện tích lớn.

- Tài nguyên nước: Hệ thống sông ngòi trong tỉnh Quảng Nam khá phát triển do nằm trong vùng có lượng mưa lớn. Hệ thống sông Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn của Việt Nam với tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000 km2. Sông Tam

Kỳ với diện tích lưu vực 800 km2là sông lớn thứ hai. Ngoài ra còn có các sông có diện tích nhỏ hơn như sông Cu Đê 400km2, Tuý Loan 300 km2, LiLi 280 km2. Các sông có

lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm như sông Vu Gia 400m3/s, sông Thu

Bồn 200m3/s. Các sông này có giá trị thủy điện, giao thông và thủy nông lớn. Hiện tại trên hệ thống sông Thu Bồn, nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn như Sông Tranh I, Sông Tranh II, Sông AVương, Sông Bung... đang được xây dựng góp phần cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cả nước.

- Tài nguyên rừng: Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh nằm ở sông Thanh thuộc huyện Nam Giang.

- Tài nguyên khoáng sản: Theo số liệu thống kê của Viện Địa chất khoáng sản, ở

giá chung nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang được khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú. Trong đó đáng kể là than đá ở Nông Sơn có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; cát trắng công nghiệp ở khu vực Bắc và Đông Bắc tỉnh. Thêm vào đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thăm dò được 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt. Các loại khoáng sản như khí mêtan,

uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Ngoài ra các khoáng sản khác như đá granit, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh…được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh.

2.2.2.Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Sau 4 năm triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-

2020, kinh tế Quảng Nam tiếp tục phát triển vượt bậc, trở thành điểm sáng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với quy mô nền kinh tế gần 100.000 tỷ đồng, đứng vị thứ hai trong Vùng. Tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 10,7%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 66,3 triệu đồng. Ngành công nghiệp đóng góp tích cực vào nền kinh tế, nhất là sản xuất, lắp ráp ô tô. Nhiều sản phẩm công nghiệp lợi thế của tỉnh tiếp tục mở rộng dây chuyền sản xuất và có các nhà máy mới đi vào hoạt động. Thu ngân sách của tỉnh tăng cao, riêng năm 2019, tổng thu ngân sách khoảng 23.000 tỷ đồng. Đặc biệt, kể từ năm 2017, sau 20 năm tái lập, Quảng Nam trở thành tỉnh tự cân đối ngân sách, có điều tiết về ngân sách Trung ương. Hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được cải thiện, đồng bộ, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, nhiều công trình đầu tư có quy mô lớn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực dân số, lao động, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa xã hội, an sinh xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện. An ninh-chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác đối ngoại được tăng cường. Có 98 xã hoàn thành nông thôn mới, đạt tỉ lệ 48%. Tỉnh cũng giải quyết việc làm mới tăng thêm cho 71.000 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết 17.700 lao động. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực với tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp từ 47,7% năm 2016 giảm xuống còn 39% năm 2019. Có được những kết quả trên là nhờ sự nỗ lực phấn đấu liên tục của cả hệ thống chính trị, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Qua đó tạo nên thế và lực mới để Quảng Nam tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá, tăng cường đầu tư khai thác tốt hơn tiềm năng hiện có, mở rộng hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế, phát triển nhanh và năng động trong Vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung trong thời gian tới [35].

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)