Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 66 - 67)

8. Cấu trúc của luận văn

2.6.2. Những mặt hạn chế

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch

Công tác chỉ đạo trong xây dựng kế hoạch đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính đôi lúc còn chậm trể. Các kế hoạch xây dựng chưa tạo ra sự đột phá, chủ yếu là sao chép năm trước và thay đổi thời gian và thay đổi một số nội dung có liên quan.

Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, rà soát đối tượng và tổ chức các lớp đào tạo tại các địa phương thường thực hiện chậm trễ so với thời gian qui định.

Công tác quản lý nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy chậm đổi mới.

Chương trình vẫn còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành rèn luyện kỹ năng.

Nôi dung giảng dạy nặng về yêu cầu truyền đạt tri thức, nhẹ về bồi dưỡng năng lực

lãnh đạo, quản lý của người cán bộ hiện tại.

Phương pháp truyền thụ, chuyển tải kiến thức đến học viên mặc dù rất được quan

tâm đổi mới theo hướng hiện đại, nhưng cho đến nay chủ yếu vẫn nặng về thuyết trình,

độc thoại một chiều. Quy trình và phương pháp giảng dạy không khác nhiều so với hàng chục năm trước, vẫn là, thầy soạn giáo án, đề cương bài giảng, lên đứng bục, thuyết trình (có giải thích, mở rộng), trò ghi chép, về học thuộc (có thể tham khảo giáo trình, tài liệu chút ít). Thời gian giảng lý thuyết nhiều hơn thời gian thảo luận, đối thoại. Thời gian đi thực tập, học tại cơ sở thực tế còn rất hạn chế.

Chưa có cơ chế để tăng cường và kiểm soát tự học, tự nghiên cứu của học viên.

Nói chung, phương pháp giảng dạy hiện nay của Nhà trường chưa thực sự tạo được hứng thú và phát huy tính tích cực của học viên, chưa phù hợp với khoa học giáo dục hiện đại.

Công tác quản lý các điều kiện hỗ trợđào tạo

quản lý hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn mang tính tự

phát, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình đào tạo. Ban hành có quy định còn chồng chéo, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Hệ thống các giảng đường được xây dựng, thiết kế theo kiểu giảng dạy truyền thống, bục giảng, bệ giảng, bảng cố định với các công cụ như bảng, phấn, micro. Với giảng đường này sẽ rất khó khăn khi thực hiện phương pháp giảng dạy hiện đại.

Về công tác quản lý hoạt động kiểmtra, đánh giá còn lỏng lẻo, nể nang

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên còn hình thức chưa góp phần nâng cao được chất lượng chung của công tác đào tạo bồi dưỡng. Cụ thể như việc kiểm tra chất lượng giảng dạy của giảng viên và báo cáo viên thì Sở Nội vụ, Trường Chính trị và các đơn vị chủ thể khác khi khảo sát ý kiến học viên về đánh giá chất lượng của giảng viên và báo cáo viên thì có rất nhiều giảng viên giảng dạy không đạt hiệu quả, chất lượng kém nhưng khi góp ý đối với giảng viên và báo cáo viên thì lại không nói thẳng, không chỉ đích danh đó là giảng viên nào, báo cáo viên nào mà chỉ nói chung chung, nể nang, né tránh.

Công tác quản lý lớp học của đơn vị chủ thể đào tạo bồi dưỡng đôi lúc còn lỏng lẻo chưa thật sự nghiêm túc, điểm danh, kiểm soát học viên chưa chặt chẽ cho nên số học viên vắng, bỏ tiết còn nhiều.

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên chưa thật chính xác, trong đó có

nhiều khâu liên quan: hình thức thi, ra đề thi, chấm thi, chấm tiểu luận và luận văn tốt nghiệp…. Công tác tổ chức thi còn chưa thực sự nghiêm túc.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)