Quản lý mối quan hệ giữa Trường với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 61 - 65)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.6. Quản lý mối quan hệ giữa Trường với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh

bàn tỉnh

Song song với quản lý hoạt động đào tạo, hoạt động quản lý mối liên hệ với các cơ quan hữu quan là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Trong những năm qua, Nhà trường đã tích cực mở rộng liên kết với các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để ký cam kết, hợp đồng thỏa thuận về việc đào tạo theo địa chỉ giữa Nhà

trường và đơn vị có nhu cầunâng cao trình độ Lý luận chính trị theo quy định của TW

và ngành.

Định kỳ hai năm 01 lần, Nhà trường tổ chức tọa đàm, hội thảo vào các dịp những ngày lễ kỷ niệm tròn chẵn: Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03/02/1930),

Sinh nhật Bác (ngày 19/5), Giải phóng quê hương (ngày 24/3), Ngày nhà giáo Việt Nam (ngày 20/11). Các cuộc tọa đàm, hội thảo tập trung các chủ đề về nâng cao chất lượng giảng dạy và phối hợp quản lý hoạt động đào tạo với các cơ quan hữu quan gồm; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tổ chức các Huyện, Thành, Thị ủy, Phòng Nội…. Qua các cuộc tọa đàm, hội thảo định hướng cho công tác đào tạo bồi dưỡng của Trường nói chung và công tác đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính nói riêng. Sau mỗi lần hội thảo, hội nghị, nhà trường đã tiếp thu ý kiến và vận dụng sáng tạo trong công tác quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường với mục tiêu đạt hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu thực tế công tác cán bộ của tỉnh nhà.

Bên cạnh đó, công tác giữ mối liên hệ thường xuyên với các cơ quan hữu quan vẫn chưa được quan tâm thực hiện. Việc khảo sát lấy ý kiến của các cơ quan về việc sử dụng cán bộ sau khi tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại Trường chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, trong thời gian đến Nhà trường tăng cường giữ mối

liên hệ với các cơ quan hữu quan và thực hiện điều tra khảo sát, đánh giá về tư tưởng, phẩm chất chính trị, lối sống và kết quả thực hiện công việc đối với học viên tốt nghiệp của trường về công tác ở cơ sở. Để có cơ sở thay đổi chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo phù hợp với tình hình thực tiễn.

2.5.7. Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá quá trình đào tạo

2.5.7.1. Quản lý công tác tổ chức đánh giá kết quả học tập

Kiểm tra, đánh giá là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của việc dạy học. Không thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ không có động lực buộc học viên tự học và như vậy dạy học không còn ý nghĩa tích cực nữa. Kiểm tra, đánh giá là hoạt động thu thập thông tin định tính và định lượng về kết quả học tập của học viên trong suốt quá trình học tập môn học, đối chiếu với mục tiêu môn học làm cơ sở cho việc xếp hạng học viên và các quy định quản lý khác. Đó là một bộ phận cấu thành của phương pháp dạy học và rèn luyện các kiến thức và kỹ năng mà giảng viên mong muốnhọc viên phải đạt được.

Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận hợp thành thống nhất với quá trình dạy và học. Thông qua kiểm tra, đánh giá người dạy nắm được trình độ, năng lực của học viên, phát hiện những sai sót uốn nắn kịp thời, điều chỉnh có hiệu quả hoạtđộng dạy và học đang tiến hành. Đồng thời, kiểm tra, đánh giá giúp ta nắm được mức độ thực hiện mục tiêu của môn học.

- Đánh giá của cán b và ging viên ti Trường

Đểđánh giá hoạt động này, tác giảđiều tra thu được kết quả sau:

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về công tác tổ chức đánh giá

kết quả học tập

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB

Rất tốt Tốt Khá Tb Yếu

1.Qui trình ra đề, duyệt đề, in ấn đề

thi, bảo quản đề thi 20,00 22,50 40,00 15,00 2,50 3,43

2.Qui trình coi thi, chấm thi 0,00 30,00 45,00 25,00 0,00 3,05

3.Tổ chức coi thi, chấm thi 10,00 10,00 47,50 32,50 0,00 2,98

4.Quản lý bài thi 15,00 17,50 45,00 22,50 0,00 3,25

5.Quản lý điểm các môn thi 10,00 25,00 37,50 27,50 0,00 3,18

6.Thông tin về điểm các môn thi 20,00 30,00 37,50 12,50 0,00 3,58

Nguồn: Kết quảđiều tra của tác giả

Nhận thức tầm quan trọng trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học, nên lãnh đạo

Nhà trường đã quan tâm chỉ đạo các giảng viên thực hiện nghiêm túc đúng theo quy chế. Qua kết quả điều tra nêu trên cho thấy đa số cán bộ quản lý, giảng viên và học viên đánh giá việc quản lý công tác đánh giá kết quả học tập ở mức tốt và khá. Riêng đối quy trình coi thi, chấm thi và công tác tổ chức coi thi, chấm thi có kết quá đánh giá ở mức khá. Điều này chứng tỏ trong công tác coi thi và chấm thi tại trường còn mang

tính chủ quan. Một số GV vẫn còn chủ quan, sơ suất trong việc biên soạn đề thi như thời gian làm bài thi, trình bày đề thi chưa phù hợp với quy định của nhà trường. Tình trạng lơ là trong công tác coi thi vẫn còn diễn ra một cách thường xuyên. Một số cán bộ coi thi vẫn mang tư tưởng xem việc tổ chức các kỳ thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp là điều kiện cần để thực hiện công nhận tốt nghiệp, tình trạng học viên sao chép bài lẫn nhau và gây lộn xộn trong phòng thi vẫn còn diễn ra. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập đối với học viên là người dân tộc thiểu số miền núi còn mang tính hình thức, qua loa, chiếu lệ. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính, trong thời gian đến nhà trường cần tăng cường quản lý công tác coi thi, chấm thi.

- Đánh giá của học viên

Bảng 2.14. Kết quả đánh giá của họcviên về côngtác quản lý hoạt động kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập tại Trường

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB

Rất tốt Tốt Khá Tb Y

1.Hệ thống các tiêu chuẩn kiểm

tra, đánh giá 1,41 28,87 43,66 23,24 2,82 3,03

2.Hình thức kiểm tra đánh giá 0,00 40,14 40,14 16,90 2,82 3,18

3.Công tác tổ chức kiểm tra,

đánh giá 0,00 35,21 43,66 18,31 2,82 3,11

4. Phương pháp kiểm tra đánh

giá 0,00 21,13 30,99 47,89 0,00 2,73

5.Tính công bằng và chính xác

trong kết quả kiểm tra đánh giá 0,00 31,69 40,85 26,06 1,41 3,03

Nguồn: Kết quả điều tra

Theo kết quả phản ánh nêu trên cho thấy, các học viên đánh giá về công tác kiểm

tra đánh giá của trường ở mức khá trở xuống. Tiêu chí được đánh giá thấp nhất hiện nay là “.Phương pháp kiểm tra đánh giá”, với điểm số trung bình bằng 2,73. Kết quả này cho thấy phương pháp kiểm tra kết thúc môn và thi tốt nghiệp của nhà trường chủ yêu sử dụng phương pháp thi viết. Sau khi kết thúc môn học, giảng viên tóm gọn và giới hạn khoảng 6 đến 8 câu hỏi, sau đó học viên về soạn học thuộc và thi. Chưa tổ chức các phương pháp kiểm tra mới như: tổ chức hùng biện, thi vấn đáp, đóng vai giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn như:tranh chấp đất đai, hòa giải cơ sở ….. Để quản lý công tác kiểm tra đánh đánh giá trong thời gian đến mang lại hiệu quá, nhà

trường cần thực hiện tốt trong khâu tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với từng nội dung môn học. Đồng thời yêu cầu các giảng viên đảm báo tính khách quan và chính xác trong công tác kiểm tra đánh

giá, công nhận kết quả tốt nghiệp, tránh tình trạng cào bằng, những người đạt điểm xuất sắc rơi vào ban cán sự lớp ….

2.5.7.2. Quản lý công tác tổ chức công nhận kết quả tốt nghiệp

Hoạt động tổ chức công nhận tốt nghiệp là yêu cầu bắt buộc được qui định trong qui chếđào tạo của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sởđào tạo. Do vậy, công tác này luôn được nhà trường chú trọng. Nội dung quản lý hoạt động này bao gồm: Qui định công nhận tốt nghiệp; qui trình công nhận tốt nghiệp; tổ chức công nhận tốt nghiệp; thông báo kết quả tốt nghiệp. Theo kết quả khảo sát của cán bộ quản lý và giảng viên tại nhà trường, tác giả thống kê thu được kết quả sau:

Bảng 2.15. Kết quả đánh giả của cán bộ và giảng viên về hoạt động công nhận tốt nghiệp

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB

Rất tốt Tốt Khá Tb Y

1. Qui định công nhận TN 27,50 27,50 35,00 10,00 0,00 3,73

2. Qui trình công nhận TN 25,00 32,50 30,00 12,50 0,00 3,70

3. Tổ chức công nhận TN 30,00 40,00 25,00 5,00 0,00 3,95

4. Thông báo kết quả TN 10,00 25,00 37,50 27,50 0,00 3,18

Nguồn: Kết quảđiều tra của tác giả

Nhìn chung trong thời gian qua, việc quản lý công tác xét kết quả học tập, và tốt nghiệp được thực hiện đúng kế hoạch và quy chế chế đào tạo. Bên cạnh đó, việc thông báo kết quả tốt nghiệp đến các cơ quan quản lý đội ngũ cán bộ công chức viên chức đang học tập tại trường chưa được triển khai. Công tác tổ chức đánh giá cuối khoá học

do Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu khoa học phối hợp với các khoa giảng dạy tổ chức thực hiện, ở nhiều khoá học còn mang tính hình thức nên kết quả chưa phán ánh được hiệu quả của công tác đào tạo.

2.5.7.3. Thực trạng quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp

Quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ là một trong những qui trình quan trọng của công tác đào tạo. Các qui trình này đòi hỏi sự chính xác, cẩn trọng và ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều để giúp cho việc quản lý hiệu quả và an toàn. Quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp bao gồm các nội dung: Qui trình xin

cấp phôi bằng, chứng chỉ; qui trình in ấn văn bằng, chứng chỉ; qui trình cấp, phát văn bằng, chứng chỉ; thủ tục cấp văn bằng, chứng chỉ đã mất; công tác bảo quản, lưu trữ văn băng, chứng chỉ; Công tác kiểm tra, giám sát việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Bảng 2.16. Kết quả đánh giá của cán bộ và giảng viên về quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB

Rất tốt Tốt Khá TB

1.Qui trình xin cấp phôi bằng, chứng chỉ 7,50 27,50 37,50 27,50 3,73

2.Qui trình in ấn văn bằng, chứng chỉ 20,00 42,50 25,00 12,50 3,7

3.Qui trình cấp, phát văn bằng, chứng chỉ 25,00 50,00 17,50 7,50 3,94

4.Thủ tục cấp văn bằng, chứng chỉ đã mất 2,50 35,00 40,00 22,50 3,18 5.Công tác bảo quản, lưu trữ 17,50 37,50 35,00 10,00 3,61 6.Công tác kiểm tra, giám sát 2,50 35,00 55,00 7,50 3,32

7.Tra cứu thông tin người học sau tốt

nghiệp 20,00 30,00 30,00 20,00 3,5

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Qua kết quả điều tra trên cho thấy, công tác quản lý cấp pháp văn bằng chứng chỉ đào tạo nói chung và đối với hệ đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính nói

riêng đã thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định về quản lý văn bằng và chứng chỉ đào tạo. Riêng đối với trường hợp làm thủ tục cấp văn bằng, chứng chỉ đã mất còn tương đối chậm trễ so với quy định.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)