tín hiệu KD đến ECU động cơ. Tín hiệu KD này được dùng để làm đậm hỗn hợp khi tăng công suất. Công tắc này cũng được gọi là “Công tắc bướm ga mở hoàn toàn”.
Hình 2.48 Vị trí và sơ đồ điện công tắc Kick-down
2.15.2 Công tắc nhiệt độ nước mát
Công tắc này gửi các tín hiệu đến ECU động cơ khi động cơ bị quá nóng. Khi ECU động cơ nhận được tín hiệu này, nó điều khiển hệ thống EFI và hệ thống điều khiển cắt điều hòa nhằm hạ thấp nhiệt độ cháy của nhiên liệu.
Hình 2.49 Sơ đồ nguyên lý công tắc nước làm mát
2.15.3 Công tắc ly hợp
Công tắc ly hợp được đặt bên dưới bàn đạp ly hợp và dùng để nhận biết ly hợp đạp hay không. Tín hiệu này được sử dụng chủ yếu để điều khiển tốc độ cắt nhiên liệu nhằm giảm mức độ ô nhiễm khí xả.
39
2.16 Biến trở
Biến trở này được dùng trong hệ thống D-EPI và L-EFI có cảm biến lưu lượng khí nạp loại xoáy Karman hay loại dây sấy mà không được trang bị biến nồng độ ôxy. Nó được dùng để thay đổi tỷ lệ không khí -nhiên liệu của hỗn hợp không tải.
Xoay vít điều chỉnh hỗn hợp không tải theo chiều kim đồng hồ sẽ di chuyển tiếp điểm bên trong biến trở, tăng điện áp cực VAF. Ngược lại, khi xoay vít ngược chiều kim đồng hồ sẽ giảm điện áp của cực VAF.
Khi điện áp cực VAF tăng lên, ECU động cơ tăng lượng phun một chút để hỗn hợp không khí - nhiên liệu đậm lên một chút.
40
Chương 3
HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ (EFI)
(Số giờ: 9, trong đó: LT, BT/TL, BTL/ĐA, TN/TH: 7, 0, 0, 2)
3.1 Khái quát, phân loại
ECU động cơ tính toán khoảng thời gian phun cơ bản dựa vào hai tín hiệu sau:
- Tín hiệu áp suất đường ống nạp (loại D-EFI) từ cảm biến áp suất ống nạp, hay tín hiệu lượng khí nạp (loại L-EFI) từ cảm biến lưu lượng khí nạp.
- Tín hiệu tốc độ động cơ. Đó là nền tảng cho việc tính toán dựa trên chương trình lưu trong bộ nhớ.
ECU động cơ cũng xác định khoảng thời gian phun tối ưu cho từng chế hoạt động dựa trên các tín hiệu khác nhau từ các cảm biến.
41
Hình 3.2 Hệ thống L-EFI điển hình
Hệ thống EFI có thể chia thành hai loại tùy theo phương pháp sử dụng để nhận biết lượng khí nạp.
3.1.1 Loại điều khiển áp suất đường ống nạp (D - EFI)
Loại này đo mức độ chân không trong đường ống nạp do đó nhận biết được lượng khí nạp qua mật độ của nó.
Hình 3.3 Sơ đồ nguyên lý cảm biến áp suất đường ống nạp
3.1.2 Loại điều khiển lưu lượng khí nạp (L - EFI)
Loại L-EFI này nhận biết trực tiếp lượng khí nạp chạy qua đường ống nạp bằng cảm biến lưu lượng khí nạp.
Hình 3.4 Sơ đồ nguyên lý cảm biến lưu lượng khí nạp