Hệ thống đánh lừa DLI (đánh lửa không có bộ chia điện)

Một phần của tài liệu Giáo trình CDT ô tô (Trang 70 - 74)

- Cảm biến hỗn hợp nhạt

b. Hệ thống đánh lừa DLI (đánh lửa không có bộ chia điện)

DLI là một hệ thống phân phối tia lửa điện bằng điện tử, nó chia điện cao áp trực tiếp trực tiếp từ cuộn đánh lửa đến các bugi mà không cần bộ chia điện thông thường. Nó khác với loại hệ thống đánh lửa thông thường và được mô tả như hình vẽ sau:

71

Hình 3.49 Sơ đồ hệ thống đánh lửa DLI

Hình 3.50 Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa DLI

Hình 3.51 Sơ đồ gửi tín hiệu giữ mạch IC đánh lửa tới ECU động cơ

Hình 3.52 Tín hiệu IGF trong DIS khi đánh lửa

Việc điều khiển bằng ECU động cơ về cơ bàn là giống với loại ESA thông thường. Sự khác nhau là ở chỗ ECU động cơ có cùng số tín hiệu IGT với số cuộn dây đánh lửa. Các tín hiệu IGT sau đó được gửi đến IC đánh lửa theo thứ tự nổ.

72

3.6.8 Chức năng của ECU động cơ a. Điều khiển thời điểm đánh lửa a. Điều khiển thời điểm đánh lửa

Điều khiển thời điểm đánh lửa bao gồm hai điều khiển cơ bản:

Điều khiển góc đánh lửa sớm khi khởi động

Khi động cơ đang quay khởi động, việc đánh lửa xảy ra ở một góc đánh lửa sớm cố định nào đó không tính đến các chế độ hoạt động của động cơ. Nó được gọi là “góc đánh lửa sớm ban đầu”.

Điều khiển góc đánh lửa sớm sau khi khởi động

Các hiệu chỉnh khác nhau được thêm vào góc đánh lửa sớm ban đầu và góc đánh lửa sớm cơ bản trong quá trình hoạt động bình thường.

73

Điều khiển đánh lửa khi khởi động

Điều khiển đánh lửa khi khởi động được thực hiện ngay lập tức sau khi nhập tín hiệu NE sau tín hiệu G (G1 và G2).

Thời điểm đánh lửa này được gọi là “Góc đánh lửa sớm ban đầu”.

Hình 3.54 Điều khiển đánh lửa khi khởi động

Trong quá trình khởi động khi tốc độ động cơ vẫn thấp hơn một tốc độ xác định (thường vào khoảng 500v/p), do tín hiệu áp suất đường ống nạp (PIM) hay tín hiệu lượng khí nạp (VS, KS hay VG) không ổn định, thời điểm đánh lửa được cố định bằng góc đánh lửa sớm ban đầu (khác nhau ở các kiểu động cơ). Thời điểm đánh lửa sớm ban đầu này được đặt trực tiếp bằng IC dự phòng trong ECU động cơ.

Điều khiển sau khi khởi động

Điều khiển đánh lửa sau khi khởi động được thực hiện trong quá trình hoạt động bình thường của động cơ.

Các hiệu chỉnh khác nhau (dựa trên các tín hiệu từ các cảm biến có liên quan) được thêm vào góc đánh lửa sớm ban đầu và thêm vào góc đánh lửa sớm cơ bản (được xác định bởi

Hình 3.55 Điều khiển sau khởi động

tín hiệu áp suất đường ống nạp hay tín hiệu lượng khí nạp, và tín hiệu tốc độ động cơ): Thời điểm đánh lửa = Góc thời điểm đánh lửa ban đầu + góc đánh lửa sớm cơ bản + góc đánh lừa sớm hiệu chỉnh.

Trong quá trình hoạt động bình thường của chức năng điều khiển đánh lửa sau khi khởi động, tín hiệu thời điểm đánh lửa (IGT) mà bộ vi xử lý tính toán được phát ra qua IC dự phòng.

Góc đánh lửa sớm cơ bản

Góc đánh lửa sớm cơ bản trong hệ thống ESA tương ứng với góc đánh lửa sớm chân không và ly tâm trong EFI thông thường. Các dữ liệu về góc đánh lửa sớm cơ bản tối ưu (tương ứng với tốc độ động cơ và áp suất đường ống nạp hay lượng khí nạp) được lưu trong bộ nhớ của ECU động cơ.

Một phần của tài liệu Giáo trình CDT ô tô (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)