- Cảm biến hỗn hợp nhạt
67đánh lửa lý tường cho động cơ Trong hệ thống ESA, động cơ gần đạt được đặc tính thờ
đánh lửa lý tường cho động cơ. Trong hệ thống ESA, động cơ gần đạt được đặc tính thời điểm đánh lửa lý tưởng.
Hệ thống ESA hoạt động như sau: ECU động cơ sẽ xác định thời điểm đánh lửa từ bộ nhớ trong của nó, trong đó có chứa dữ liệu thời điểm đánh lửa tối ưu cho từng chế độ hoạt động của động cơ, sau đó gửi tín hiệu thời điểm đánh lửa thích hợp đến IC đánh lửa.
Do ESA luôn đảm bảo được thời điểm đánh lửa tối ưu, cả tính kinh tế nhiên liệu và công suất ra của động cơ đều được duy trì ở mức tối ưu.
Hình 3.44 Thời điểm đánh lửa của động cơ
3.6.3 Thời điểm đánh lửa và chất lượng xăng
Trong một số loại động cơ, có hai loại thời điểm đánh lửa sớm tuỳ theo trị số ốctan của xăng được lưu trong bộ nhớ. Thời điểm đánh lửa có thể thay đổi phù hợp với loại xăng sử dụng (xăng tốt hay loại xăng thường) bằng công tắc hay giắc nối điều khiển nhiên liệu.
Trong một số loại động cơ, điều đó được thực hiện tự động bằng chức năng nhận biết trị số ốctan của ECU.
3.6.4 Nhận biết góc trục khuỷu (Góc thời điểm đánh lửa ban đầu)
ECU nhận biết trục khuỷu đã đạt đến 5°, 7° hay 10° trước ĐCT (tuỳ theo loại động cơ) khi nó nhận được tín hiệu NE đầu tiên (điểm B trong hình vẽ sau) theo sau một tín hiệu G (điểm A).
68
3.6.5 Tín hiệu IGT (Thời điểm đánh lửa)
ECU động cơ gửi một tín hiệu IGT đến IC đánh lừa dựa trên túi hiệu từ các càm biến sao cho đạt được thời điểm đánh lửa tối ưu. Tín hiệu IGT này phát ra chỉ ngay trước thời điểm đánh lửa được tính toán bời bộ vi xử lý, sau đó tắt ngay. Bugi sẽ phát tia lửa điện khi tín hiệu này tắt đi.
69
3.6.6 Tín hiệu IGF (xác nhận đánh lửa)
Sức điện động xoay chiều tạo ra khi dòng điện trong cuộn sơ cấp bị ngắt sẽ làm cho mạch điện này gửi một tín hiệu IGF đến ECU, nó sẽ biết được việc đánh lửa có thực sự diễn ra hay không nhờ tín hiệu này.
Tín hiệu này được sử dụng để chẩn đoán và chức năng an toàn.
Hình 3.46 Sơ đồ tín hiệu IGF ( xác nhận đánh lửa)
3.6.7 Mạch đánh lửa
Hoạt động của hệ thống đánh lửa trong hệ thống điều khiển bằng máy tính về cơ bản là giống như hoạt động của hệ thống đánh lửa trong EFI loại thông thường, ngoại trừ IC đánh lửa bật và tắt trực tiếp bằng bộ tạo tín hiệu.
Hình 3.47 Sơ đồ mạch đánh lửa
Các loại hệ thống đánh lửa trong HTĐK bằng máy tính có thể được phân loại theo phương pháp dùng để chia dòng điện đến các bugi: hoặc là loại thông thường dùng một bộ chia điện, hoặc là DLI (đánh lửa không có bộ chia điện) hay DIS (hệ thống đánh lửa trực tiếp) không dùng bộ chia điện.
Trong chương này, chúng ta sẽ giải thích hoạt động của cả hệ thống đánh lửa thường dùng trong HTĐK bằng máy tính, cả DLI và DIS.