Phân tích quy trình, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc bảo lưu điều ước quốc tế.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 36 - 37)

I. Câu hỏi lý thuyết.

14. Phân tích quy trình, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc bảo lưu điều ước quốc tế.

 Bảo lưu không thể được thực hiện đối với những điều ước cấm bảo lưu. Có nghĩa là, nếu muốn trở thành thành viên của ĐƯQT này thì bắt buộc các chủ thể tham gia phải thực hiện đầy đủ các nội dung, điều khoản của ĐƯ. Do vậy, nếu không thi hành hoặc không có khả năng thi hành thì chủ thể đó không thể trở thành thành viên của điều ước. (điểm 1 Điều 19 Công ước Vienna 1969)  Không được bảo lưu những điều khoản khác ngoài những điều khoản điều ước

quốc tế cho phép bảo lưu (điểm b Điều 19 Công ước Vienna 1969)

 Không được bảo lưu nếu bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước. (điểm c Điều 19 Công ước Vienna 1969)

 Bảo lưu sẽ không đặt ra đối với điều ước quốc tế song phương. Bởi lẽ, tất cả các điều ước quốc tế song phương chỉ có thể được ký kết và thực hiện khi có sự đồng thuận của hai bên tham gia. Do đó, nếu một bên đưa ra bảo lưu thì xem như đã đưa ra một đề nghị mới, lúc này hai bên lại tiếp tục thương lượng, thỏa thuận để thống nhất vấn đề đó chứ không thể đưa ra bảo lưu.

14. Phân tích quy trình, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc bảo lưu điều ước quốc tế. quốc tế.

 Trình tự, thủ tục bảo lưu

+ Trong trường hợp điều ước quốc tế quy định rõ điều khoản nào được bảo lưu thì việc bảo lưu đối với điều khoản đó không cần tới sự đồng ý rõ ràng và riêng biệt từ phía các quốc gia ký kết khác. Khi đó, quốc gia sẽ chỉ tuyên bố bảo lưu trong phạm vi mà điều ước cho phép.

+ Riêng với trường hợp điều ước quốc tế không có điều khoản quy định liên quan đến bảo lưu thì: Việc bảo lưu phải được tất cả các quốc gia thành viên chấp nhận nếu số quốc gia đàm phán có hạn hoặc việc thi hành toàn bộ điều ước là điều kiện dẫn tới sự chấp nhận ràng buộc của các bên đối với điều ước.; một bảo lưu coi như được một quốc gia chấp nhận nếu quốc gia đó không phản đối trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu; nếu điều ước quốc tế là văn kiện về thành lập tổ chức quốc tế thì bảo lưu phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức đó.

+ Việc tuyên bố bảo lưu, sự phản đối bảo lưu và sự đồng ý với bảo lưu phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và thông báo một cách công khai cho các quốc gia thành viên, riêng trường hợp đồng ý bảo lưu có thể được thể hiện dưới dạng im lặng.

+ Quốc gia tuyên bố bảo lưu có quyền rút bảo lưu trong bất kỳ thời gian nào. Trong trường hợp này, sự đồng ý từ phía các quốc gia công nhận bảo lưu là không cần thiết. + Tuyên bố về phản đối bảo lưu cũng có thể được quốc gia tuyên bố hủy bỏ vào bất kỳ thời gian nào nhưng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.

 Hậu quả pháp lý của bảo lưu

 Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu được thực hiện bằng các điều ước quốc tế, trừ các điều khoản liên quan đến bảo lưu.

 Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu vẫn được điều chỉnh bằng điều ước quốc tế đó, không loại trừ các điều khoản bảo lưu không được chấp nhận. Tuy nhiên, từ việc phản đối bảo lưu do một quốc gia đưa ra, cũng có thể làm cho quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu không còn tồn tại quan hệ điều ước.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w