Ngày 27/1/2011, Raymond Davis, nhân viên Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP Lahore (Pakistan) lái xe ô tô đi địa phương Cho rằng bị theo dõi và đe dọa

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 155 - 156)

I. Câu hỏi lý thuyết

5. Ngày 27/1/2011, Raymond Davis, nhân viên Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP Lahore (Pakistan) lái xe ô tô đi địa phương Cho rằng bị theo dõi và đe dọa

Lahore (Pakistan) lái xe ô tô đi địa phương. Cho rằng bị theo dõi và đe dọa bởi 2 người đi xe máy, Davis dừng xe và rút súng bắn hai người này tử vong, sau đó chụp ảnh và gọi điện thoại về Tổng lãnh sự quán cầu cứu. Khi bị cảnh sát Pakistan bắt giữ, Davis nói mình là “nhà ngoại giao” và đòi được hưởng quyền miễn trừ. Cảnh sát Pakistan không chấp nhận yêu cầu và họ đã tạm giam Davis để chờ xét xử theo lệnh của Tòa án. Phía Mỹ quả quyết rằng Davis được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, nhưng phía Pakistan lại không rõ ràng trong việc công nhận hay phủ nhận quy chế này dành cho Davis. Cuối cùng, Raymond Davis được Tòa án TP. Lahore trả tự do sau khi gia đình của hai nạn nhân tuyên bố tha thứ để đổi lấy khoản bồi thường gần 2 triệu USD. (theo Baoquocte.vn)

Hãy cho biết những vấn đề pháp lý liên quan đến Luật ngoại giao và lãnh sự qua vụ việc nói trên và quan điểm của mình về vấn đề này.

Những vấn đề pháp lý liên quan đến luật ngoại giao và lãnh sự qua vụ việc nói trên là:  Theo điểm d khoản 1 Điều 1 CUV 1963 thì “viên chức lãnh sự” có nghĩa là bất

cứ người nào, kể cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự, được ủy nhiệm thực hiện các chức năng lãnh sự trên cương vị đó. Và Davis là viên chức lãnh sự thì nước tiếp nhận phải đối xử với viên chức lãnh sự bằng sự tôn trọng thích đáng và thi hành mọi biện pháp thích hợp để ngăn ngừa bất kỳ sự xâm phạm nào đối với thân thể, tự do và phẩm cách của họ theo Điều 40 CUV 1963.

 Việc Davis có bị bắt hay tạm giam chờ xét xử trong trường hợp nghiêm trọng thì phải có quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền. Trong trường hợp trên Davis đã bị cảnh sát Pakistan bắt giữ khi chưa có quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền theo khoản 1 Điều 41 CUV 1963.

 Viên chức lãnh sự được hưởng các quyền miễn trừ về các quyền bất khả xâm phạm đối với hành lý riêng, quyền tự do đi lại, quyền được bảo vệ và tôn trọng, quyền được miễn thuế và lệ phí, viên chức lãnh sự cũng được hưởng tương tự viên chức ngoại giao (Đ 34,40,49,50 Công ước Vienna 1963) và Các quyền ưu đãi và miễn trừ khác tại Đ 40,41,42,43,44 Công ước Vienna 1963. Trường hợp Davis nhận mình là “nhà ngoại giao” (Nhà ngoại giao là người tiếp xúc trực tiếp với đối tác nước ngoài. Các nhà ngoại giao không chỉ nói chuyện với các cơ quan chính thức của nước sở tại mà còn với nhiều người và nhiều tổ chức.)

chưa đủ căn cứ chứng minh, tuy nhiên Davis là viên chức lãnh sự nên có thể được hưởng các quyền miễn trừ nêu trên.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 155 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w