nguyện và bình đẳng thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau trong quan hệ quốc tế. - Đặc điểm:
+ Hình thức thỏa thuận giữa quốc gia A và quốc gia B: bằng văn bản;
+ Chủ thể tham gia thỏa thuận: quốc gia A và quốc gia B là chủ thể của luật quốc tế; + Nguyên tắc: bình đẳng và tự nguyện;
+ Luật điều chỉnh: Luật quốc tế;
+ Không vi phạm 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, đặc biệt tuân thủ nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế;
+ Về tố tụng: thỏa thuận giữa hai quốc gia nhằm mục đích xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của 2 bên;
+ Về tên gọi: được xác lập bởi bất kỳ tên gọi gì;
+ Thỏa thuận được xác lập bởi các văn kiện khác nhau: bức thư, biên bản hội nghị.
2.
Khi điều ước phát sinh hiệu lực:
Quan hệ giữa A-B có áp dụng Điều 10, bằng các điều ước quốc tế áp dụng bảo lưu, trừ các trường hợp điều kiện liên quan tới bảo lưu. A trở thành 1 bên tham gia điều ước với B
Quan hệ giữa A-C có áp dụng Điều 10, bằng việc điều chỉnh bằng điều ước mà không áp dụng bảo lưu hoặc có thể là không tồn tại điều ước phụ thuộc vào quan điểm của mỗi bên
Quan hệ giữa A-D có áp dụng Điều 10, vì D im lặng chưa đưa ý kiến nên trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được tuyên bố của A về việc bảo lưu mà D không phản đối thì coi như là được chấp thuận đối với Tuyên bố bảo lưu của A và quan hệ giữa A- D bằng các điều ước quốc tế áp dụng bảo lưu, trừ các trường hợp điều kiện liên quan tới bảo lưu. A trở thành 1 bên tham gia điều ước với D
Quan hệ của B,C và D không có ràng buộc tại Điều 10
3.
Đối với tuyên bố đơn phương Z của B còn phụ thuộc vào quy định về vấn đề phê chuẩn và phê duyệt, sau đó mới xác định được sự ràng buộc đối với quốc gia B
Bài tập 4.
Theo em quan điểm của Y đúng.
Giải thích:
Công ước Geneva 1958 không có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với Y.
Mặc dù có thực tiễn thực hiện quy tắc đường trung tuyến trong phân chia thềm lục địa, nhưng không có bằng chứng chứng minh các nước đó khi thực hiện hành động cho rằng họ cảm thấy họ thực hiện dựa trên sự cho rằng đó là luật.
Nếu công ước Geneva không tuyên bố nguyên tắc đường cách đều là nguyên tắc bắt buộc để phân định thềm lục địa giữa các quốc gia liền kề trong luật tập quán quốc tế thì công ước đó không có hiệu quả pháp lý hình thành 1 quy phạm như vậy, cũng như thực tiễn quốc gia cho đến nay chưa đủ để có kết luận.
Vì vậy các bên quốc gia không có nghĩa vụ phải áp dụng cả công ước 1958 vốn không đối lập với luật của cộng hòa liên bang lẫn biện pháp phân định lấy đường trung tuyến làm mốc như là 1 quy phạm bắt buộc của luật tập quán.
Bài tập 5.
Hãy xác định trách nhiệm pháp lý giữa các bên và dự kiến hướng giải quyết vụ việc tranh chấp trên?
Xác định trách nhiệm pháp lý giữa các bên:
Trách nhiệm pháp lý của quốc gia B: tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong điều ước M mà QG B đã kí kết.
Theo Khoản 2 Điều 61 CƯV 1969 thì QG B không thể đình chỉ thực thi điều ước vì nếu quốc gia B đình chỉ điều ước thì sẽ không thực hiện tiếp nghĩa vụ mà mình đã kí kết, sẽ gây ra hệ quả là làm cho cả hệ thống đập không thể hoàn thành và hành vi cua QG B đã vi phạm nguyên tắc pacta sunt servanda.
Trách nhiệm pháp lý của quốc gia A: bồi thường thiệt hại và khôi phục nguyên trạng.
Vì hành vi đơn phương xây dựng của quốc gia A xây dựng thêm con đập Z đã làm thiệt hại nghiêm trọng cho quốc gia B và chưa được sự đồng ý của quốc gia chịu thiệt hại.
Đối với quốc gia B đã nhận thấy việc thực hiện Điều ước M sẽ có khả năng phá hoại môi trường thì QG B nên đàm phán, thỏa thuận lại với Quốc gia A và C về vấn đề bảo vệ môi trường và xác nhận tính chính xác của vấn đề mà QG B đặt ra để đôi bên cùng giải quyết trong hòa bình theo nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình (Điều 33 HCLHQ 1945).
Vì muốn đảm bảo việc điều chỉnh nguồn nước hiệu quả nên quốc gia A đã đơn phương xây dựng thêm con đập Z, hành động này đã làm thiệt hại về môi trường nghiêm trọng cho quốc gia B. Có thể thấy rằng đối với hai quốc gia đã kí kết điều ước và chịu sự ràng buộc với nhau, chính vì thế hành động đơn phương này được coi là vi phạm nghiêm trọng. Với hành động của QG A cũng sẽ sử dụng biện pháp ngoại giao và sẽ chịu trách nhiệm với hành vi của mình là bồi thường và cam kết không tái phạm. Và QG A nên tuyên bố đơn phương hành vi của mình để được sự đồng ý hay không của QG B, từ đó hoàn thành việc xây dựng thêm con đập của mình với những biện pháp hiệu quả không làm ảnh hưởng đến các nước lân cận đặc biệt là QG B.
Bài tập 6
Asteria, Branica, Catonia và Delfina là 04 quốc gia láng giềng. năm 2014, cả 04 quốc gia này cùng đàm phán và ký kết hiệp ước Ratona về khuyến khích và bảo hộ đầu tư của công dân các quốc gia này. Hiệp ước Ratona có quy định rằng hiệp ước cần phải được các bên ký kết phê chuẩn theo pháp luật của mỗi nước và sẽ có hiệu lực khi có đủ 3/4 số quốc gia đã phê chuẩn. Vào ngày 01 tháng 01 năm 2015, điều ước nói trên đã phát sinh hiệu lực.
Quốc gia Delfina cho rằng mặc dù họ đã ký kết ĐƯQT nhưng không có nghĩa vụ phải phê chuẩn điều ước này. Đồng thời, Delfina cũng cho rằng vì chưa phê chuẩn nên điều ước này sẽ không ràng buộc hiệu lực đối với Delfina.
Hãy cho biết:
1. Các quan điểm của quốc gia Delgina có đúng không?
- Đối với quan điểm thứ nhất, thì 1 quốc gia không có nghĩa vụ ký một ĐƯQT đã phê chuẩn trước đó. Nên việc Delfina cho rằng việc mình không có nghĩa vụ phê chuẩn ĐƯQT này là hoàn toàn đúng.
- Đối với quan điểm thứ 2, thì trong ĐƯQT này đã quy định hiệp ước cần phải được các bên ký kết phê chuẩn theo pháp luật của mỗi nước. Vì vậy, việc Delfina sẽ chịu ràng buộc của điều ước này biểu thị bằng việc phê chuẩn điều ước. Trong khi đó Delfina chưa phê chuẩn điều ước này thì điều ước này sẽ không ràng buộc hiệu lực đối với Delfina dù cho điều ước này đã có hiệu lực. Vậy nên, quan điểm này hoàn toàn đúng.
2. Trong trường hợp các ĐƯQT này không cấm bảo lưu thì Asteria có thể đưa ra một bảo lưu hay không? Tại sao? đưa ra một bảo lưu hay không? Tại sao?
Đây là ĐƯQT đa phương, nên trong trường hợp này, Asteria có thể đưa ra một bảo lưu trong quá trình phê chuẩn.
Đối với các ĐƯQT song phương, khi ký kết và thực hiện phải có được sự đồng thuận của 2 bên, khi 1 bên đưa ra đề nghị bảo lưu thì đó là một đề nghị mới và 2 bên sẽ tiến hành thỏa thuận.
Còn đây là ĐƯQT đa phương, sẽ có một hoặc một số điều trong ĐƯQT sẽ gây khó khăn cho chỉ 1 hoặc 1 vài quốc gia, chính vì vậy việc bảo lưu có thể cho quốc gia đó dễ dàng tham gia ĐƯQT. Theo Điều 19 CƯ Vienna 1969, thì khi phê chuẩn ĐƯQT này, Asteria có thể đưa ra một bảo lưu trong quá trình phê chuẩn.
3. Trong trường hợp và điều ước đã phát sinh hiệu lực, Asteria cho rằng nội dung của điều ước này mâu thuẫn với pháp luật của mình thì quốc gia này có dung của điều ước này mâu thuẫn với pháp luật của mình thì quốc gia này có quyền từ chối thực hiện điều ước nói trên không? Tại sao?
Quốc gia Asteria trong trường hợp này không được quyền từ chối thực hiện điều ước này. Vì:
- Asteria phải có nghĩa vụ thực hiện điều ước này và có nghĩa vụ tôn trọng điều ước này. Asteria không thực hiện có nghĩa là đã vi phạm một trong bảy nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc Pacta sunt servanda (Điều 26 CƯ Vienna 1969 và khoản 2 Điều 2 HCLHQ 1945).
- Trong quá trình đàm phán, soạn thảo và thông qua ĐƯQT, buộc Asteria phải biết nội dung của điều ước này mâu thuẫn với pháp luật của quốc gia mình. Asteria có thể đưa ra một bảo lưu đối với điều ước này trong quá trình ký kết để không mâu thuẫn với pháp luật của quốc gia mình.
Vì vậy, khi Astria đã công nhận sự ràng buộc đối với điều ước này, buộc Asteria phải thực hiện.
Bài tập 7
Quốc gia A đã chấp nhận ràng buộc với ĐƯQT X cùng với 3 quốc gia khác là B, C và D.
1. Trong trường hợp ĐƯQT này không cấm bảo lưu thì A có thể đưa ra 1 bảo lưu hay không? Tại sao? lưu hay không? Tại sao?
Đây là ĐƯQT đa phương, nên trong trường hợp này, A có thể đưa ra một bảo lưu trong quá trình phê chuẩn.
Đối với các ĐƯQT song phương, khi ký kết và thực hiện phải có được sự đồng thuận của 2 bên, khi 1 bên đưa ra đề nghị bảo lưu thì đó là một đề nghị mới và 2 bên sẽ tiến hành thỏa thuận.
Còn đây là ĐƯQT đa phương, sẽ có một hoặc một số điều trong ĐƯQT sẽ gây khó khăn cho chỉ 1 hoặc 1 vài quốc gia, chính vì vậy việc bảo lưu có thể cho quốc gia đó
dễ dàng tham gia ĐƯQT. Theo Điều 19 CƯ Vienna 1969, thì khi phê chuẩn ĐƯQT này, A có thể đưa ra một bảo lưu trong quá trình phê chuẩn.
2. Quốc gia B cho rằng mặc dù họ đã ký ĐƯQT nhưng không có nghĩa vụ phải phê chuẩn điều ước này. Nhận định này có đúng hay không? phải phê chuẩn điều ước này. Nhận định này có đúng hay không?
Nhận định đúng. Một quốc gia không có nghĩa vụ ký một ĐƯQT đã phê chuẩn trước đó. Nên việc quốc gia B cho rằng việc mình không có nghĩa vụ phê chuẩn ĐƯQT này là hoàn toàn đúng.
3. Trong trường hợp và điều ước này đã phát sinh hiệu lực, quốc gia A cho rằng nội dung của điều ước này mâu thuẫn với pháp luật của mình thì quốc gia rằng nội dung của điều ước này mâu thuẫn với pháp luật của mình thì quốc gia này có quyền từ chối thực hiện điều ước nói trên không? Tại sao?
Quốc gia A trong trường hợp này không được quyền từ chối thực hiện điều ước này. Vì:
- Quốc gia A phải có nghĩa vụ thực hiện điều ước này và có nghĩa vụ tôn trọng điều ước này. Quốc gia A không thực hiện có nghĩa là đã vi phạm một trong bảy nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc Pacta sunt servanda (Điều 26 CƯ Vienna 1969 và khoản 2 Điều 2 HCLHQ 1945).
- Trong quá trình đàm phán, soạn thảo và thông qua ĐƯQT, buộc quốc gia A phải biết nội dung của điều ước này mâu thuẫn với pháp luật của quốc gia mình. Quốc gia A có thể đưa ra một bảo lưu đối với điều ước này trong quá trình ký kết để không mâu thuẫn với pháp luật của quốc gia mình.
Vì vậy, khi quốc gia A đã công nhận sự ràng buộc đối với điều ước này, buộc quốc gia A phải thực hiện.
4. Sau khi điều ước có hiệu lực, E là 1 quốc gia muốn ràng buộc hiệu lực điềuước này thì E có thể tham gia điều ước nói trên hay không? ước này thì E có thể tham gia điều ước nói trên hay không?
Theo điều 15 CƯ Vienna 1969, thì E có thể chịu sự ràng buộc hiệu lực của ĐƯQT này khi:
- ĐƯQT này có quy định về việc gia nhập ĐƯQT.
- Nếu như ĐƯQT không quy định về việc gia nhập nhưng 4 quốc gia A, B, C, D đồng ý cho quốc gia E gia nhập thì E có thể gia nhập ĐƯQT này.
Chương III