I. Câu hỏi lý thuyết
1. Tháng 4/2017, một người phụ nữ Việt Nam tên Đoàn Thị Hương, một người phụ nữ Indonesia, hai người đàn ông Triều Tiên đã ám sát công dân
người phụ nữ Indonesia, hai người đàn ông Triều Tiên đã ám sát công dân Triều Tiên nghi là anh cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Trong đó, hai người phụ nữ đã bị bắt, hai nghi can Triều Tiên đã lẩn trốn trong Đại sứ quán Triều Tiên tại Kuala Lumpur. Nhà chức trách Malaysia không thể vào trong Đại sứ quán Triều Tiên để bắt người. Đại sứ quán Triều Tiên tại Malaysia có vi phạm nguyên tắc không lạm dụng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không?
Đại sứ quán Triều Tiên tại Malaysia vi phạm nguyên tắc lạm dụng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, vì:
Theo khoản 1 Điều 41 CƯ Vienna 1961 thì Đại sứ quán Triều Tiên ở Malaysia được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao và có nghĩa vụ tôn trọng luật lệ của Malaysia. Bên cạnh đó, Đại sứ quán Triều Tiên cũng không được can thiệp vào công việc nội bộ của Malaysia.
Việc Kim Jong Nam bị ám sát xảy ra trên lãnh thổ của Malaysia, nên đây thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan chức trách tại Malaysia, đây được xem như là công việc có tính chất nội bộ của Malaysia. Như vậy, việc Đại sứ quán Triều Tiên cho 2 nghi phạm lẩn trốn là hành vi xâm phạm vào công việc nội bộ của Malaysia. Malaysia cũng không thể bắt giữ các nghi phạm vì Đại sứ quán Triều Tiên là nơi bất khả xâm phạm (Điều 22 CƯ Vienna 1961).
2. Nước A, B là quốc gia cử đại diện, nước C là nước tiếp nhận đại diện. Nước A cử ông X và nước B cử ông Y làm Tùy viên quân sự và có bảo