Khi có hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự cho phép dẫn độ thì quốc gia phát lệnh truy nã có thể đơn phương truy đuổi và bắt giữ tội phạm lẩn

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 82 - 85)

I. Câu hỏi lý thuyết

50. Khi có hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự cho phép dẫn độ thì quốc gia phát lệnh truy nã có thể đơn phương truy đuổi và bắt giữ tội phạm lẩn

gia phát lệnh truy nã có thể đơn phương truy đuổi và bắt giữ tội phạm lẩn trốn tại quốc gia thành viên hiệp định đó.

Nhận định sai. Giải thích:

II. Bài tập

Bài tập 1: Ông X sinh năm 1919 và lớn lên tại quốc gia A, có gia đình, tài sản phần lớn ở quốc gia A. Năm 1940, ông X đến lãnh thổ quốc gia B đầu tư kinh doanh, thành lập công ty cổ phần phát triển nhà ở thương mại Y. Năm 1944, quốc gia A và quốc gia B tuyên chiến. Nhằm mục đích trả đũa hành vi của quốc gia A gây thiệt hại cho công dân của mình, quốc gia B tiến hành tịch biên toàn bộ tài sản và bắt giữ công dân của quốc A trên lãnh thổ quốc gia B, trong đó có ông X và công ty Y. Biết rằng:

Năm 1941, ông X đã xin gia nhập quốc tịch của quốc gia C thành công theo diện đầu tư

Giữa quốc gia A và quốc gia B không có điều ước quốc tế về bảo hộ đầu tư

Giữa quốc gia B và quốc gia C có điều ước quốc tế về bảo hộ đầu tư trong đó các quốc gia thành viên cam kết không tịch thu tài sản của nhà đầu tư là công dân của quốc gia còn lại khi người này thực hiện dự án trên lãnh thổ nước thành viên.

Ông X không đồng ý hành động của quốc gia B nên đã yêu cầu quốc gia C khởi kiện quốc gia B, tranh chấp phát sinh. HỎI:

Quốc gia C có quyền khởi kiện quốc gia B hay không? Vì sao?

Quốc gia C không có quyền khởi kiện quốc gia B. Vì theo nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu, theo quy định tại Điều 5 Công ước La Haye năm 1930 trong trường hợp người hai quốc tịch cư trú ở nước thứ ba thì sẽ được coi như chỉ có một quốc tịch, nước thứ ba sẽ chỉ công nhận duy nhất một quốc tịch trong số các quốc tịch mà người đó có, hoặc công nhận quốc tịch của nước mà người đó thường trú và cư trú chủ yếu hoặc quốc tịch của nước mà lúc đó trên thực tế người đó có mối quan hệ gắn bó nhất. Do đó trong tình huống này, ông X có mối liên hệ chặt chẽ với quốc gia A hơn quốc gia C nên việc yêu cầu quốc gia C khởi kiện là chưa hợp lý.

Trong trường hợp tài sản của ông X bị tịch thu được xác định bất hợp pháp thì quốc gia B có phải bồi thường cho ông X không?

Quốc gia B không phải bồi thường cho ông X vì tài sản này được xây dựng trên lãnh thổ của quốc gia B, và là tài sản bất hợp pháp nên quốc gia B có quyền tịch thu tài sản này.

Bài tập 2: Năm 2009, ông X (quốc tịch quốc gia A) du lịch tại lãnh thổ quốc gia B thì bị cơ quan có thẩm quyền của quốc gia B bắt giữ với cáo buộc có hành vi giết người. Ông X bị bắt giam và quốc gia B đã ra quyết định bắt giữ đúng thủ tục. thẩm quyền. HỎI: trong trường hợp này quốc gia A có phải bảo hộ ông X không? Vì sao? Bảo hộ bằng cách thức nào?

Trong trường hợp này quốc gia A phải bảo hộ ông X. Vì:

 Trong trường hợp này ông X vi phạm pháp luật quốc gia B thì quốc gia A lúc này chỉ được yêu cầu quốc gia B đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân theo pháp luật quốc gia B, Việc bảo hộ sẽ phát sinh khi ông X không thể tự khắc phục hoặc đã sử dụng mọi biện pháp của quốc gia sở tại mà vẫn không thể khắc phục.

Các cách thức bảo hộ:

 Các biện pháp tư pháp: cử luật sư bào chữa cho ông X trước tòa án của quốc gia B

 Các biên pháp ngoại giao: gửi công hàm đề nghị, phán đối hành vi nước sở tại, đưa vụ việc ra trước hội nghị quốc tế,....

Bài tập 3:

Ông X bị quốc gia A truy nã vi vi phạm pháp luật trong việc thành lập, truyền bá tín ngưỡng không phù hợp với quốc giáo, phạm tội được quy định trong luật hình sự của quốc gia A. Ông X nộp đơn xin tị nạn chính trị tại quốc gia B và được quốc gia B chấp nhận cho phép tị nạn chính trị. Trong thời gian chờ làm thủ tục để sang quốc gia B tị nạn chính trị, ông X được quốc gia B cho phép tị nạn chính trị trong Đại sứ quán quốc gia B tại quốc gia C. Lực lượng chức năng của quốc gia A đã sang lãnh thổ quốc gia C và yêu cầu quốc gia B trục xuất ông X để đưa về quy án. Tuy nhiên quốc gia B không đồng ý và sau đó đưa ông X an toàn về lãnh thổ của mình.

Hỏi nhận diện các quan hệ pháp lý quốc tế và cho biết hành động của các chủ thể có phù hợp với luật quốc tế không?

- Nhận diện các quan hệ pháp lý quốc tế và cho biết hành động của các chủ thể có phù hợp với luật quốc tế hay không?

Hành vi giữa ông X và quốc gia B về việc quốc gia B đồng ý cho ông X tị nạn chính trị tại quốc gia B là phù hợp.

Nếu ông X đáp ứng được cái điều kiện:

- ông X là người nước ngoài (mang quốc tịch tại quốc gia A và bị quốc gia A truy nã). + Quan hệ giữa Đại sứ quán quốc gia B tại quốc gia C và quốc gia C

Việc quốc gia B cho phép tị nạn chính trị trong Đại sứ quán quốc gia B tại quốc gia C là chưa hợp lý.

Vì việc cho phép cư trú ngoại giao là trái với chủ quyền quốc gia. Việc cơ quan ngoại giao cho phép ông X tị nạn tại Đại sứ quán là hành vi cư trú bất hợp pháp, vượt quá chức năng của cơ quan ngoại giao đã được ghi nhận trong Công ước Viên 1961 (điều 3 và điều 41 quy định các chức năng của cơ quan ngoại giao) và hành vi này còn là hành vi lạm dụng quyền được ưu đãi ngoại giao từ phía nước sở tại.

+ Quan hệ giữa quốc gia A và quốc gia C

Việc quốc gia A đem theo lực lượng chức năng của mình sang lãnh thổ quốc gia C là chưa hợp lý. Theo các nguyên tắc của LQT thì nguyên tắc Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia thì việc mang theo lực lượng vào quốc gia khác có thể xem là hành vi vi phạm LQT. (Trừ khi 2 quốc gia này có hiệp định với nhau về tương trợ tư pháp hay 2 quốc gia đã thoả thuận trước,...).

+ Quan hệ giữa quốc gia A và quốc gia B.

Việc quốc gia B đồng ý cho phép ông X được tị nạn chính trị hay việc quốc gia A yêu cầu quốc gia B trục xuất ông X đưa về quy án và quốc gia B không đồng ý là đưa ông X về lãnh thổ của mình cũng là nảy sinh ra quan hệ pháp lý quốc tế giữa quốc gia cho bị nạn chính trị và quốc gia truy nã người tị nạn chính trị. Và hành động giữa các chủ thể theo em là hợp lý.

Bài tập 4

Ông X sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam. Năm 1974, ông X sung cư trú, sinh sống tại Đức và có quốc tịch Đức. Năm 2014, ông X về Việt Nam và có quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn giữ lại quốc tịch Đức, cư trú, sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Năm 2020, ông X bị kết tội phản quốc và bị áp dụng hình thức tước quốc tịch. Hỏi cơ sở pháp lý để có thể dẫn đến việc tước quốc tịch ông X là gì?

Cơ sở pháp lý có thể dẫn đến việc tước quốc tịch của ông X

TH1: ông X về Việt Nam do nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 19 LQTVN 2016 thì ông X sẽ bị tước quốc tịch theo Khoản 2 Điều 31 LQTVN 2016.

TH2: ông X về Việt Nam có quốc tịch Việt Nam nhưng không phải nhập tịch theo Điều 19 thì không thể áp dụng hình thức tước quốc tịch đối với ông X.

Bài tập 5.

Năm 2003 đứa trẻ tên X được sinh ra tại Việt Nam, có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai. Năm 2019, mẹ của X là bà A kết hôn với ông B (quốc tịch Đức) và thôi quốc tịch Việt Nam theo quốc tịch của chồng. Năm 2021, bà ly hôn với ông B và xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

- Xác định quốc tịch cho X

Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Luật quốc tịch 2008 quy định: “1. Trẻ em sinh ra trong hoặc

ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.” Trong trường hợp này, X có mẹ là công dân VN,

còn cha không rõ là ai. Do đó, X khi sinh ra sẽ có quốc tịch Việt Nam. - Xác định điều kiện xin trở lại quốc tịch Việt Nam của bà A.

Vì bà A là người mất quốc tịch theo Khoản 1 Điều 26 LQTVN 2008 và bà thuộc trong 2 trường hợp Xin hồi hương về VN (điểm a Khoản 1 Điều 23); Có con đẻ là công dân Việt Nam (điểm b Khoản 1 Điều 23). Do đó, nếu bà có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Bài tập 6:

S là một công dân của quốc gia A đang sinh sống và làm ăn tại quốc gia B. Năm 2012, tại quốc gia B đã có những bất ổn về chính trị và nổ ra các cuộc biểu tình giữa các phe phái đối lập và chính phủ. Tháng 10/2012, S bị cáo buộc không có căn cứ về việc đã ủng hộ cho các phe phái đối lập chống lại chính phủ dẫn đến việc nhà riêng của S tại quốc gia B bị cảnh sát phong tỏa, tài sản S bị tịch thu còn bản thân S bị giam giữ trái phép.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w