Chứng minh rằng bảo hộ công dân vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của quốc gia đối với công dân mình.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 67 - 69)

I. Câu hỏi lý thuyết

12. Chứng minh rằng bảo hộ công dân vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của quốc gia đối với công dân mình.

đối với công dân mình.

Bảo hộ công dân theo nghĩa hẹp là các hoạt động của QG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của công dân ở nước ngoài, khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ở nước ngoài. => Bảo hộ công dân là hoạt động xuất hiện khi và chỉ khi có quan hệ quốc tịch.

Từ khái niệm trên, bảo hộ công dân luôn là trách nhiệm của quốc gia đối với công dân của mình. Vì vậy, có thể coi đây là một nghĩa vụ của quốc gia đối với công dân của mình. Và quốc gia của mình sẽ bảo hộ công dân khi việc bảo hộ đó đáp ứng 3 điều kiện sau:

- Có quan hệ quốc tịch. => đây là sự liên kết chính trị - pháp lý đối ứng giữa quốc gia và công dân. Nghĩa là các quyền của công dân là nghĩa vụ của quốc gia và ngược lại. Như vậy, ở đây khi công dân phát sinh nhu cầu bảo hộ ở nước ngoài thì nhà nước phải có nghĩa vụ bảo hộ cho công dân mang quốc tịch của mình => nghĩa vụ

- Phát sinh nhu cầu bảo hộ.

- Công dân không thể tự mình khắc phục được hoặc đã sử dụng mọi biện pháp của QG sở tại.

Còn theo nghĩa rộng, bảo hộ công dân là hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà Nhà nước dành cho công dân của nước mình đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi nào xâm hại tới công dân nước này. Theo nghĩa rộng, thì việc bảo hộ này có thể phát sinh theo ý muốn của quốc gia đó, không cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ. Vì vậy, bảo hộ công dân cũng được coi là quyền của quốc gia đối với công dân mình.

=> Quyền: khi phát sinh quan hệ quốc tịch, bên cạnh việc Nhà nước phải có nghĩa vụ với công dân thì Nhà nước cũng có quyền đối với những người mang quốc tịch của quốc gia mình. Cho dù công dân có ở nước ngoài thì liên kết quốc tịch này cũng sẽ không biến mất, Nhà nước vẫn có quyền sử dụng pháp luật để điều chỉnh cho công dân của mình ở nước ngoài. Vì vậy, trong trường hợp này, Nhà nước vẫn có quyền liên kết quốc tịch. Khi công dân của mình phát sinh những vấn đề cần bảo hộ thì nó sẽ tạo ra quyền được bảo hộ của Nhà nước => quyền sử dụng pháp luật để bảo hộ công

dân khi phát sinh nhu cầu.

Tình trạng một người có nhiều quốc tịch có làm phát sinh sự xung đột về chủ quyền giữa các quốc gia hữu quan đối với cùng một cá nhân không ạ? Em thấy trong giáo trình nói rằng: 'Tình trạng hai quốc tịch trái với tính chất duy nhất của chủ quyền quốc gia."

Có xung đột chủ quyền về mặt lý thuyết - pháp luật, tuy nhiên trong thực tế, nếu k có hành động, nhu cầu bảo hộ trực tiếp dẫn đến xung đột của các quốc gia thì không.

Tước quốc tịch là chế tài hành chính.

Một quốc tịch chủ đạo = Một quốc tịch mềm dẻo

Dân cư và QT về nguyên tắc thuộc chủ quyền riêng biệt và tuyệt đối của quốc gia nhưng phải tuân thủ các quy định cần (quy định khung) vd: 7 nguyên tắc cơ bản, quyền con người… các chủ thể khác LQT không được can thiệp vào việc quy định của quốc gia nhưng quốc gia phải tự điều chỉnh các quy định cho phù hợp nguyên tắc cơ bản, LQT về quyền con người…

Nhập quốc tịch nước ngoài không nhất thiết thôi quốc tịch VN (có một số ngoại lệ tại Điều 27 Luật Quốc tịch VN 2008) lý thuyết: Điều 4 => phải thôi, thực tiễn: không bắt buộc.

I. Nhận định

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w