Phân tích cách thức xác lập vùng thềm lục địa và liên hệ với quy định của PLVN.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 100 - 101)

I. Câu hỏi lý thuyết

16. Phân tích cách thức xác lập vùng thềm lục địa và liên hệ với quy định của PLVN.

16. Phân tích cách thức xác lập vùng thềm lục địa và liên hệ với quy định của PLVN. PLVN.

Theo Điều 76 UNCLOS 1982, nếu thềm lục địa không rộng (nhỏ hơn hoặc bằng 200 hải lý) thì các quốc gia có quyền tuyên bố chiều rộng tối đa của thềm lục địa quốc gia mình là 200 hải lý (trong trường hợp này chiều rộng của thềm lục địa sẽ bằng chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế); nếu thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý thì có thể xác định ranh giới phía ngoài của thềm lục địa bằng 02 cách:

 Chiều rộng tối đa của thềm lục địa là 350 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để đo chiều rộng của lãnh hải hoặc;

 Kéo dài thềm 100 hải lý tính từ đường nối những điểm ở độ sâu 2500 m (đường đẳng sâu).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, với giải pháp công bằng, UNCLOS 1982 đã ưu tiên cho những quốc gia có thềm lục địa hẹp (nhỏ hơn 200 hải lý) sẽ được kéo dài thềm lục địa của mình bằng 200 hải lý. Đối với những quốc gia có thềm lục địa rộng (lớn hơn 200 hải lý) thì thềm lục địa của quốc gia đó rộng bao nhiêu sẽ được tuyên bố bấy nhiêu nhưng tối đa không được vượt quá 350 hải lý hoặc không được vượt quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500m.

VN là một quốc gia có bờ biển dài hơn 3200 km, chính vì vậy chúng ta cũng có một thềm lục địa tương ứng với địa hình của bờ biển. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCNVN ngày 12/5/1977 về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN: “Thềm lục địa của nước CHXHCNVN bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa VN mở rộng ra ngoài lãnh hải VN cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải VN không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó” (đoạn 1, điểm 4). Đối với các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ VN ở ngoài vùng lãnh hải đều có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong Tuyên bố này (điểm 5). Tinh thần nội dung của Tuyên bố này tiếp tục được luật hóa tại Điều 17 LBVN 2012 với nội dung tương tự.

Một phần của tài liệu Ôn tập tổng hợp công pháp quốc tế chương 1 đến 6 (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w